Khi tạo ra máy bay phản lực mới, một trong những thành phần cần thử nghiệm là độ ổn định của động cơ. Chính vì vậy, các hãng hàng không thường dùng khung gầm cơ sở máy bay đang có để thử nghiệm động cơ. Tuy nhiên, họ vô tình làm ra nhiều loại máy bay có kiểu dáng kỳ dị, không giống ai.
Máy bay chở khách Boeing 747 được cải tiến để thử nghiệm động cơ phản lực PW1217G thiết kế cho chương trình máy bay Mitsubishi Regional (MRJ).
Có thể nhận thấy rất rõ, là hai động cơ phản lực PW1217G được lắp lên cánh nhỏ đặt gần cabin lái máy bay Boeing 747 khổng lồ.
Dường như Boeing 747 rất được ưa chuộng cho các dự án thử nghiệm, phát triển đặc biệt. Trong ảnh, chiếc Boeing 747 được trang bị kính viễn vọng bức xạ hồng ngoại đường kính 2,5m ở phần gần đuôi máy bay phục vụ nghiên cứu thiên văn học trên độ cao 12.496m.
Máy bay chở khách Boeing 720-023B trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt đầu mũi tạo ra mẫu máy bay vô dùng kỳ dị.
Không chỉ lắp động cơ cánh quạt đầu mũi, Boeing 720-023B còn được dùng thử nghiệm động cơ phản lực – đặt ở bên cạnh buồng lái.
Trong quá trình phát triển máy bay vận tải chiến lược A400M, công ty Airbus đã “nhờ vả” máy bay C-130K của Không quân Hoàng gia Anh thử nghiệm động cơ TP400.
Máy bay chở khách MD81 trang bị động cơ “lệch tông” – thực ra đây là loại động cơ tuốc bin cánh quạt thế hệ mới được thử nghiệm trên khung gầm cơ sở MD81.
Loại động cơ này có kết cấu khá kỳ lạ, với 3 tầng cánh quạt hướng về sau thay vì về phía trước. Ưu điểm chính của động cơ này là tiết kiệm nhiên liệu và có hiệu suất động cơ đẩy rất cao.
Dẫu rằng, nó được đánh giá là tiết kiệm nhiên liệu đến 49%, nhưng nhược điểm lại là tạo ra tiếng ồn quá lớn.