Petrovietnam hướng tới đoàn công nghiệp năng lượng

Kỳ 1: Đánh dấu Việt Nam trên bản đồ LNG thế giới

0:00 / 0:00
0:00
Với định hướng Việt Nam đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) từng bước chuyển dịch năng lượng, hướng tới xây dựng tập đoàn công nghiệp năng lượng.

Lần đầu tiên Việt Nam có kho cảng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) Thị Vải với công suất 1 triệu tấn/năm. Dự án sẽ mở đường đưa sản phẩm khí thiên nhiên hóa lỏng LNG nhập khẩu, ghi tên Việt Nam vào bản đồ LNG toàn cầu.

Mở đường đưa LNG vào Việt Nam

Tổng Công ty CP khí Việt Nam (PV Gas) vừa khánh thành kho cảng LNG Thị Vải với công suât 1 triệu tấn/năm. Ông Lê Tất Thắng – Giám đốc Cty chế biến khí Vũng Tàu - đơn vị xây dựng kho cảng Thị Vải cho biết, kho cảng LNG do Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ tháng 10/2019, với tổng mức đầu tư khoảng 6.500 tỷ đồng. Hệ thống kho cảng gồm bồn khí LNG và hai cụm tái hóa khí với công suất tối đa 171 tấn/giờ; hệ thống trạm nạp xe bồn, trạm giảm áp, hệ thống đường ống dẫn khí kết nối; trung tâm điều khiển tự động toàn bộ quá trình vận hành, hệ thống PCCC…

“Ngày 10/7/2023, kho cảng Thị Vải tiếp nhận tàu LNG đầu tiên và đánh dấu Việt Nam trên bản đồ LNG thế giới. Bồn LNG là trái tim của dự án. LNG tồn chứa ở âm 162 độ C. Khí tiêu thụ khoảng 15-18 độ C. Chênh lệch LNG trong và ngoài bồn khoảng 190 độ C, đòi hỏi yêu cầu của cách nhiệt. Chiều dày thành bồn 1,6m, ngoài cùng bê tông, thép cách nhiệt. Cấp cho nhà máy đạm, xuất cho xe bồn… Các thiết bị phải phù hợp với quá trình và kỹ năng vận hành cảng, kho khí. Nếu thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ gây cong vênh thiết bị”, ông Thắng cho biết.

Kỳ 1: Đánh dấu Việt Nam trên bản đồ LNG thế giới ảnh 1

Kho cảng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) Thị Vải với công suất 1 triệu tấn/năm. (Ảnh PV Gas).

Theo ông Thắng, hệ thống cầu cảng LNG có yêu cầu nghiêm ngặt của nhà cung cấp, đảm bảo tiêu chuẩn liên quan hệ thống xuất nhập. Công tác an toàn rất quan trọng. Trước khi cung cấp hàng, đối tác “thẩm định” độ an toàn của hệ thống cầu cảng. Các nhà cung cấp LNG thế giới đánh giá cao chất lượng, sự chuyên nghiệp của hệ thống cầu cảng.

Là người theo đuổi dự án trong suốt 12 năm, anh Nguyễn Hùng Tiến - Trưởng phòng An toàn DAK tham gia hầu hết các khâu từ thiết kế, lập dự án, giám sát, quản lý an toàn, điều phối, kiểm soát và đặc biệt là thực hiện gần như toàn bộ các thủ tục pháp lý. Anh cũng là người đã chứng kiến toàn bộ giai đoạn trước khi có quyết định đầu tư cuối cùng (FID), dự án đã được cân nhắc rất nhiều lần trước khi ký Hợp đồng EPC.

"Việt Nam chưa từng chế tạo bồn chứa khí hóa lỏng lớn thế này, nên các quy định liên quan đều chưa có. Thế là cái gì cũng phải chờ phê duyệt, phải đợi bổ sung, cân nhắc... Tôi không thể nhớ nổi đã phải bay ra Hà Nội bao nhiêu lần chỉ để giải trình các vấn đề kỹ thuật mang tính chuyên ngành. Có những giai đoạn áp lực đổ dồn, từ trưởng bộ phận đến kỹ sư, công nhân của PV GAS đều phải gồng mình, làm việc với 200% công suất để từng bước vượt qua các khó khăn, đảm bảo tiến độ dự án", anh Tiến chia sẻ.

Ngóng chờ cơ chế giá LNG

Ông Huỳnh Quang Hải – Phó Tổng Giám đốc PV Gas cho biết, lĩnh vực khí LNG cũng là lĩnh vực mới của Việt Nam nên khó khăn, vướng mắc nhất định về cơ chế chính sách. Hiện nay, khung pháp lý cho LNG chưa đầy đủ.

“Trước đây, Việt Nam phát triển khí từ thượng nguồn, hợp đồng được cơ quan chức năng phê duyệt và nêu rõ giá khí. Khí lên, nhà máy điện tiêu hết. LNG cước phí vận chuyển, tàng trữ ai là người phê duyệt, do cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp tự thoả thuận. Chưa có cơ chế giá khí LNG gây khó khăn cho quá trình thực hiện”, ông Hải cho biết.

Kỳ 1: Đánh dấu Việt Nam trên bản đồ LNG thế giới ảnh 2

Hệ thống kho cảng Thị Vải.

Theo đại diện PV Gas, dù gặp khó khăn nhưng PV Gas quyết tâm phát triển LNG. Trước tới nay, nhà máy điện khí Đông Nam Bộ (trừ Nhơn trạch 3&4) dùng khí nội địa khai thác nhưng suy giảm qua các năm. Khi giảm khí, không đủ nguyên liệu khí cho nhà máy điện khí. Từ khi dòng khí đầu tiên về bờ, PV Gas hiểu, nhà máy điện chạy tốt với công nghệ hiện đại, nếu khí nội địa hết, khí LNG là nguồn nguyên liệu chuẩn bị sẵn.

Kỳ 1: Đánh dấu Việt Nam trên bản đồ LNG thế giới ảnh 3

Lễ bàn giao và tiếp nhận vận hành công trình kho chứa LNG Thị Vải và đường ống dẫn khí.

Giai đoạn cao điểm, Việt Nam tiêu thụ 5-6 triệu m3 khối khí/năm nhưng sản lượng khí nội địa chỉ khoảng 3 tỷ m3 khí. Khi nhu cầu điện phát triển, thiếu nguyên liệu khí và chỉ có LNG bổ sung vào nguồn nguyên liệu khí này. Dù khó khăn nhưng PV Gas quyết tâm xây dựng dự án để đưa LNG vào hoạt động. Nguy cơ thiếu khí cho nhà máy điện khí hiện hữu nên PV Gas quyết tâm xây dựng dự án LNG.

Thời gian tới, PV Gas sẽ lựa chọn xây dựng kho cảng LNG ỏ nơi có có cảng nước sâu, gần hộ tiêu thụ điện. Điện khí bù tải cho hệ thống cho điện mặt trời.

LNG là khí tự nhiên hóa lỏng. LNG có thành phần chủ yếu là CH4 - methane (94,3%), không màu, không mùi, không độc hại. Trước khi vận chuyển, LNG được làm lạnh ở nhiệt độ -162ºC. Lúc này khí LNG đã chuyển sang thể lỏng. Sau khi được hóa lỏng, LNG chỉ chiếm 1/600 thể tích so với khí tự nhiên ở điều kiện tiêu chuẩn (15ºC, 1 atm). Khi đốt LNG sản sinh khí thải CO2 ít hơn 40% so với than đá và ít hơn 30% so với dầu mỏ.
MỚI - NÓNG