Koenigsegg 'hành hạ' siêu xe 2 triệu USD ra sao?

Koenigsegg 'hành hạ' siêu xe 2 triệu USD ra sao?
TPO - Trong thị trường siêu xe đắt tiền, các nhà sản xuất phải thực hiện những bài thử nghiệm an toàn theo cách đặc biệt so với ôtô phổ thông.
Ông David Tugas, Quản lý Cấp phép của Koenigsegg, cho biết: "Rất khó tả được cảm giác khi nhìn thấy một chiếc siêu xe dần bị phá hủy, bị đập, hành hạ quá mức và rồi cuối cùng đâm nó vào một bức tường, xem cảnh tượng đó rất đau đớn".
Tuy nhiên, đó là quy trình mà mọi nhà sản xuất đều phải thực hiện. Ví dụ, một hãng xe phổ thông cần phải thử 16 bài kiểm tra va chạm cho một mẫu sedan giá 25.000 USD. Họ có thể đơn giản phá đi 16 chiếc xe và mất khoảng 400.000 USD cho quá trình đó, trong khi với Koenigsegg, 16 chiếc xe tương đương với doanh số của cả một năm - và tốn chi phí lên tới 30 triệu USD. Đó là lý do khiến họ nghĩ ra một cách thông minh hơn để thực hiện các bài kiểm tra va chạm bắt buộc.
Nhà sáng lập Christian von Koenigsegg chia sẻ: "Tái tạo và sửa chữa rồi tiếp tục thử va chạm với cùng một chiếc xe sẽ tốn ít hơn. Dĩ nhiên, điều đó khó khăn hơn nhiều vì cần thêm nhiều bước. Nhưng chúng tôi phải theo cách đó và nó giúp chúng tôi tiết kiệm tiền, thời gian và nguồn lực".
 Chi tiết cách Koenigsegg kiểm tra va chạm với siêu xe Regera. Nguồn: Apex One
Trước khi phá chiếc xe thật, các kỹ sư của Koenigsegg sẽ mô phỏng bài kiểm tra va chạm của kết cấu sợi carbon trên máy tính, sau đó họ có thể đối chiếu với các kết quả va chạm vật lý thực tế.
Theo nhà sản xuất Thụy Điển, kết cấu khung thân liền khối của Regera có thể chịu được độ cứng xoắn 65.000 Nm mỗi mức, trong khi các xe bình thường như BMW X6 chỉ là 29.000 Nm, theo báo cáo từ Apex One.
Cuối cùng, khách hàng không chi hàng triệu USD chỉ vì tốc độ tối đa hay khả năng tăng tốc mà xe có thể đạt được. Họ cần khả năng an toàn thụ động cao, điều này rất quan trọng khi ngồi sau vô-lăng của các siêu xe như Koenigsegg.
Theo Theo Carscoops
MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.