Kính vạn hoa của những tông màu nhẹ

TPO - Tại triển lãm cá nhân “Thiên hình vạn trạng” của nữ họa sĩ Nguyễn Thị Mai, 50 tác phẩm hội họa trên chất liệu acrylic nhưng được vẽ theo quy trình và phong cách sơn mài truyền thống được trưng bày.

Nguyễn Thị Mai tốt nghiệp ngành sư phạm ngoại ngữ tiếng Nga, ở tuổi 39 chị mới bắt đầu học vẽ. Sau mười ba năm nữ họa sĩ đã vẽ khoảng 700 bức, có chỗ đứng khá vững chắc trong giới hội họa Việt Nam và quốc tế, bởi lối vẽ sơn mài rất truyền thống những cũng rất hiện đại.

Kính vạn hoa của những tông màu nhẹ ảnh 1 Họa sĩ Nguyễn Thị Mai
Đề tài mà Nguyễn Thị Mai yêu thích luôn gắn với những biểu tượng, của những linh vật hay nhân vật từ văn hóa truyền thống. Nghệ thuật tạo hình của chị luôn gần gũi vớinhững chất liệu và tư duy nghệ thuật trong tranh dân gian, nhưng hội họa của chị không phải là những bản sao mờ nhạt của truyền thống mà là quá trình tìm tòi sáng tạo không ngừng để làm cho những truyền thống ấy phát triển và trở nên sống động, mang tính thời đại.
Kính vạn hoa của những tông màu nhẹ ảnh 2 Một tác phẩm trong triển lãm “Thiên hình vạn trạng”
Kính vạn hoa của những tông màu nhẹ ảnh 3 Tác phẩm “Móng ngựa” của Nguyễn Thị Mai
Từ những hình tượng và màu sắc dân gian chuyển qua những hình tượng đời thường trong cuộc sống đương đại, theo một cách ngẫu hứng, không lặp lại, Nguyễn Thị Mai đã làm cho những người xem tranh cảm thấy giống như khi nhìn vào một chiếc kính vạn hoa . Sự biến hóa đó không chỉ ở các thành tố riêng lẻ (hình hay màu hay nhịp điệu của một tác phẩm) mà nó là một tổng hòa các yếu tố đó, và kỳ lạ nhất là tác giả đã làm điều đó thật là nhẹ nhàng, dễ dàng, chính điều đó tạo nên sự tò mò, hấp dẫn đối với người xem.

THIÊN HÌNH VẠN TRẠNG
KHAI MẠC: 17:00, Thứ Tư, ngày 20.12.2017
TRIỂN LÃM 20.12.2017 – 19.01.2018
Giờ mở cửa: Thứ Ba – Chủ nhật, (Sáng: từ 9h00 – 12h00; Chiều: từ 13h00- 17h00)
Địa chỉ: VICAS ART STUDIO,32 Hào Nam, Hà Nội

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.