Kinh tế xanh và động lực tăng trưởng mới cho Tây Nguyên

0:00 / 0:00
0:00
Thoả thuận hợp tác phát triển chuỗi giá trị dược liệu tại Việt Nam giữa tập đoàn dược phẩm Sabinsa của Ấn Độ và tập đoàn Tân Thành Holdings , đơn vị quản lý quỹ đất hơn 30.000ha trải khắp Tây Nguyên, có thể là bước khởi đầu chiến lược thúc đẩy kinh tế xanh phát triển tại Tây Nguyên.

Sáng 17/12, tại Thủ đô New Delhi, trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam Ấn Độ, với sự chứng kiến của lãnh đạo các bộ ngành hai nước, Tập đoàn Tân Thành Holdings và Tập đoàn Sami-Sabinsa (Ấn Độ) đã trao biên bản Hợp tác về phát triển chuỗi giá trị dược liệu tại Việt Nam. Lễ ký kết trước đó vào ngày 16/12 giữa hai tập đoàn cũng đã diễn ra với sự chứng kiến của Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và lãnh đạo bộ Y tế.

Kinh tế xanh và động lực tăng trưởng mới cho Tây Nguyên ảnh 1

Tân Thành Holdings sẽ trở thành nhà cung cấp nguyên liệu dược phẩm cho Tập đoàn Sami - Sabinsa

Theo đó, Tân Thành Holdings sẽ trở thành nhà cung cấp nguyên liệu dược phẩm cho Tập đoàn Sami - Sabinsa. Trong giai đoạn 1 sẽ hợp tác xuất khẩu 7 loại dược liệu quý của Việt Nam với giá trị hợp đồng tối thiểu 150 triệu USD. Hai tập đoàn sẽ hợp tác toàn diện về phát triển dược liệu trong đó giai đoạn 1 là cung cấp vùng nguyên liệu, tiến tới giai đoạn 2 là hợp tác làm nhà máy chiết xuất, chế biến dược liệu và nghiên cứu phát triển đào tạo nguồn nhân lực, thương mại toàn cầu.

Phát biểu tại buổ lễ ký kết, thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết Rất mong sự hợp tác của Sabinsa và Tân Thành Holdings sẽ phát huy và kế thưà sức mạn của mỗi bên, để tận dụng được các nguồn dược liệu, và đắc biệt là thổ nhưỡng ở các vùng khác nhau của Việt Nam. “Thổ nhưỡng tốt cho các cây dược liệu cộng với kinh nghiệm qua nhiều năm của Sabinsa trong việc trồng và chế biến dược liệu sẽ hỗ trợ Việt Nam trong phát triên dược liệu và chúng tôi chắc rằng khi phối hợp như vậy chúng ta sẽ phát huy được thế mạnh của mỗi bên… Về phía bộ Y Tế chúng tôi sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho Sabinsa và tập đoàn Tân Thành.

Tân Thành Holdings được biết đến là tập đoàn hiện đang có một chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào dược phẩm và các lĩnh vực kinh tế xanh, phát triển bền vững. Với quỹ đất hơn 30.000 ha trải khắp Tây Nguyên, việc quản lý của đơn vị thuộc tập đoàn, đây là cơ sở vững chắc cho việc hơp tác với các tập đoàn sản xuất lớn từ nước ngoài, dịch chuyển và xây dựng các chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

Ông Lê Thành, chủ tịch tập đoàn Tân Thành Holdings cho biết, mục tiêu quan trọng mà tập đoàn hướng tới là phát triển một nền kinh tế xanh cho Tây Nguyên, mang lại sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số và góp phần gìn giữ tài nguyên rừng, bảo vệ an ninh quốc phòng.

Sabinsa, hãng được phẩm thành lập năm 1988 tại Ấn Độ bởi tiến sĩ Muhamed Majeed, hiện là nhà cung cấp dược phẩm thế giới, có trụ sở tại Mỹ. Sabinsa cũng là hãng dược phẩm có nhà máy lọt vào top 10 nhà máy tốt của thế giới, theo xếp hạng của Industy Outlook.

Với 343 bằng phát minh sáng chế đã được FDA chứng nhận, hơn 120 dòng sản phẩm khác nhau, đội ngũ nghine cứu 120 nhà khoa học, 7 nhà máy sản xuất, Sabinsa cũng là hãng đang làm chủ những công nghệ hàng đầu của thế giới về hoá dược.

Kinh tế xanh và động lực tăng trưởng mới cho Tây Nguyên ảnh 2

Với sự chứng kiến của Chủ tịch QH Việt Nam và lãnh đạo các Bộ Ngành hai nước, hai tập đoàn đã trao biên bản hợp tác.

Trước đó , tại cuộc hợp chiều ngày 12/3 với lãnh đạo tỉnh DakLak, công ty CP Đầu tư Tân Thành Holdings đã đề xuất đầu tư xây dựng dự án “Chuỗi giá trị dược liệu gắn với phát triển rừng bền vững khu vực Tây Nguyên - Mô hình điểm tại Đắk Lắk”. Với quy mô hơn 1.000 ha và tổng mức đầu tư giai đoạn 1 lên đến 3.000 tỷ đồng, đây sẽ là chuỗi sản xuất dược liệu khép kín đầu tiên tại Việt Nam đạt chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế.

Tân Thành Holdings cũng cho thấy tham vọng xây dựng một chiến lược lâu dài và bài bản trong đầu tư vào Tây Nguyên, khi công bố các hạng mục chính sẽ được triển khai ngay từ giai đoạn 2 của dự án, trong đó có cả vùng trồng dược liệu tiêu chuẩn GACP, trung tâm thương mại dược phẩm và dược liệu quốc gia tại TP Buôn Ma Thuột, nhà máy chế biến dược liệu tiêu chuẩn GMP, và tổng kho dược và dược liệu đạt chuẩn GSP, Trung tâm logistics Nông Lâm sản và Dược liệu khu vực Tây Nguyên, Trung tâm bảo tồn giống dược liệu đầu dòng tại Tây Nguyên, Công viên dược liệu Tây Nguyên.

Hợp tác này, mang lại một ý nghĩa chiến lược cho một chiến lược phát triển kinh tế của Tây Nguyên Dự án này sẽ là bước đầu để Tây Nguyên là vùng cung cấp nguyên liệu quan trọng của đất nước, cung cấp cho nền kinh tế Việt Nam nhiều yếu tố đầu vào quan trọng, kể cả tài nguyên môi trường. Hợp đồng với Sabinsa được triển khai còn mang ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang tái thiết sau Covid, khi hứa hẹn sẽ mang lại cho địa phương dòng tiền ngoại tệ thu về từ xuất khẩu. Hợp đồng cung ứng dược liệu cho hãng dược phẩm thuộc nhóm hàng đầu thế giới như Sabinsa được triển khai tại Tây Nguyên sẽ phát huy lợi thế so sánh và tiềm năng của Tây Nguyên khi tạo ra ngành kinh tế mũi nhọn mới, tạo ra một cơ cấu kinh tế xoay quanh ngành kinh tế mũi nhọn, cũng giúp địa phương có thể mạnh dạn hạn chế phát triển hoặc dừng hẳn một số ngành kinh tế không hiệu quả và có khả năng gây ô nhiễm môi trường tại một số địa phương cụ thể.

Dự án về chuỗi giá trị dược liệu của Tân Thành Holdings, sau khi chính thức được đưa vào vận hành, sẽ đóng góp hàng trăm tỷ đồng tiền thuế cho ngân sách địa phương, củng cố sự phát triển kinh tế của tỉnh, thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành dược, tạo hơn 2.000 việc làm cho người dân bản địa.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.