Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật

Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật
TPO - Màn múa được biểu diễn tại hội làng Lệ Mật, Hà Nội năm nay có tên “Chém đầu Giao long, cứu thi hài công chúa”, tái hiện cảnh chàng trai họ Hoàng xả thân giao chiến với thủy quái để giải thoát và đưa thi hài công chúa nhà Lý về cho vị vua đang đau đớn tột cùng vì mất con.
Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật ảnh 1

Sáng 29/4 (tức 23/3 Âm lịch), hội làng Lệ Mật – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đã diễn ra tại phường Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội). 

Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật ảnh 2

Hội làng là dịp để người dân Lệ Mật tưởng nhớ Thành hoàng làng Hoàng Đức Trung - người có công trong việc đưa người nghèo từ làng Lệ Mật tới vùng kinh đô khẩn hoang, lập ra 13 trại ở tây thành Thăng Long (quận Ba Đình ngày nay).

Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật ảnh 3

Từ sáng sớm ngày, đại diện con cháu của 13 trại phía Tây thành Thăng Long xưa đã đội 13 mâm lễ vật về đình làng Lệ Mật để dự hội.

Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật ảnh 4
Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật ảnh 5
Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật ảnh 6

Sau phần dâng lễ, đông đảo người dân đã tụ hội về sân trước cổng tam quan để cùng thưởng lãm màn múa đặc sắc chỉ có ở hội làng Lệ Mật.

Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật ảnh 7 Màn múa được biểu diễn tại hội làng năm nay có tên “Chém đầu Giảo long, cứu thi hài công chúa”.
Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật ảnh 8

Tương truyền, vào đời vua Lý Nhân Tông, có một công chúa thường bơi thuyền du ngoạn trên dòng Thiên Đức (sông Đuống ngày nay). Vào một hôm, công chúa không may bị đắm thuyền chết đuối. Ngọc thể của công chúa bị một con Giảo long giam giữ.

Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật ảnh 9

Vua tuyên bố trao giải cho ai tìm thấy ngọc thể công chúa, nhưng không người nào tìm được. Một vị quan thời Lý (do ông Hoàng Ngọc Dậu, gần 90 tuổi thủ vai) cũng đã thử giết Giảo long nhưng không thành.

Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật ảnh 10
Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật ảnh 11

Khi đó, có một chàng thanh niên họ Hoàng ở Lệ Mật đã chiến đấu dũng cảm với thủy quái và cuối cùng đưa được ngọc thể của công chúa lên bờ.

Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật ảnh 12
Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật ảnh 13
Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật ảnh 14
Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật ảnh 15
Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật ảnh 16 Để tỏ lòng biết ơn chàng trai, nhà vua đã ban thưởng gấm vóc, vàng bạc nhưng chàng nhất quyết từ chối và chỉ xin đưa dân nghèo Lệ Mật cùng mấy làng quanh đó sang vùng đất phía tây kinh thành Thăng Long khai khẩn, làm trang trại.
Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật ảnh 17

Vùng đất ấy dần trở nên trù phú, mở rộng thành 13 trại ấp mà sách sử gọi là khu "Thập Tam trại". Sau khi khai lập được 13 trại, chàng trai họ Hoàng quay về củng cố làng cũ, rất trù phú, nên gọi làng là "Trù Mật".

Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật ảnh 18

Sau khi chàng thanh niên mất, dân làng lập đình thờ chàng, suy tôn chàng là Thần Hoàng. Theo gương chàng, dân chúng làng Lệ Mật ngoài việc nhà nông còn phát triển thêm nghề bắt rắn, nuôi rắn.

Kịch tính màn múa 'Chém đầu Giảo long' ở Lệ Mật ảnh 19

Ngoài màn múa rắn, tại hội làng Lệ Mật còn có tiết mục biểu diễn hát quan họ, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc giải đua vỏ lãi
Đặc sắc giải đua vỏ lãi
TPO - Với 11 đội nam và 6 đội nữ, hơn 120 vận động viên tranh tài quyết liệt tại giải bơi vỏ lãi vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cà Mau, hoạt động chào mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.