Kịch bản mới nhất về tăng trưởng kinh tế năm nay

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm nay có thể đạt mức tăng 7% như mục tiêu của Chính phủ. Tuy nhiên, cơ quan này cũng lưu ý một số rủi ro trong quý IV về cơ cấu tăng trưởng, nhu cầu thị trường thấp...

Hôm nay (15/10), Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) công bố báo cáo kinh tế quý III, cập nhập 2 kịch bản tăng trưởng cho quý IV và cả năm nay.

Với kịch bản cao, tăng trưởng quý IV sẽ đi ngang với mức 7,4%, tăng trưởng cả năm dự kiến đạt mục tiêu mới 7% mà Chính phủ đề ra.

Tại kịch bản thấp, tăng trưởng quý IVdưới mức 7%, GDP dao động mức quanh mức 6,84%.

Kịch bản mới nhất về tăng trưởng kinh tế năm nay ảnh 1

Tốc độ tăng trưởng dự báo/thực tế của Việt Nam qua các năm, và dự báo 2 kịch bản tăng trưởng năm nay của VEPR.

Khái quát bức tranh kinh tế hiện nay, TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện VEPR - nhận định, tăng trưởng GDP sau 9 tháng đạt 6,82%, gấp 1,5 lần so với kỳ năm ngoái, có đóng góp chủ yếu từ khu vực công nghiệp và dịch vụ. Ở phía tổng cầu, thương mại trên đà hồi phục, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tích cực là động lực tăng trưởng chính. Xuất siêu đạt 20,8 tỷ USD - mức cao trong giai đoạn 2020 - 2024.

Thu ngân sách vượt kế hoạch trong khi chi tiêu công giảm so với cùng kỳ năm 2023, dẫn đến ngân sách tiếp tục đạt thặng dư cao, tạo dư địa cho các chính sách tài khoá, miễn, giãn, giảm thuế, nhất là trong bối cảnh các ngành, lĩnh vực chịu thiệt hại của cơn bão Yagi.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại trong nước đã liên tục giảm. Tốc độ tăng cung tiền, tăng trưởng tín dụng phục hồi khá tốt, góp phần tích cực vào thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư mặc dù vẫn thấp hơn nền trung bình trước đại dịch COVID-19.

Kịch bản mới nhất về tăng trưởng kinh tế năm nay ảnh 2

TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng VEPR.

“Nền kinh tế có nhiều điểm sáng tích cực, tuy nhiên vẫn còn những rủi ro và thách thức ở phía trước”, ông Việt nhận định.

Theo ông Việt, chỉ số quản trị mua hàng (PMI) suy giảm, xuống dưới 50 điểm trong tháng 9. Tỷ lệ doanh nghiệp rút lui so với doanh nghiệp gia nhập thị trường vẫn ở xu hướng cao. Tiêu dùng trong nước lẫn giải ngân đầu tư công chưa đạt được như kỳ vọng.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, tăng trưởng quý III vẫn dựa vào xuất khẩu, "bàn tay "của doanh nghiệp FDI. Nhiều năm qua, tiêu dùng trong nước và đầu tư chưa tạo được động lực đáng kể tới tăng trưởng.

Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, rào cản về điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính còn có xu hướng gia tăng, do động lực cải cách từ các bộ, ngành suy yếu. Dữ liệu về khu vực doanh nghiệp cũng phản ánh tình hình này. Trong 9 tháng qua, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cũng vẫn duy trì ở mức cao, với 163,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng mạnh từ năm 2020.

MỚI - NÓNG
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
TPO - Cơ quan chức năng cho biết trên xe ô tô lao xuống sông Đồng Nai chỉ có một nạn nhân nữ. Vị trí tìm thấy ô tô và nạn nhân thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, do đó địa phương này tiến hành thụ lý việc khám nghiệm. Sau khi hoàn tất sẽ làm thủ tục bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.