Thành phố Diêm Tân nằm dọc bờ sông Nậm Thi, giữa những dãy núi dốc ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Dải đất hẹp bị kẹp giữa dòng sông Nậm Thi và những ngọn núi cao ở cả hai bên này đã xây dựng được một thành phố, nơi sinh sống của 450.000 người dân. Đây chính là sự độc đáo của Diêm Tân, một thành phố giống như bước ra từ một bộ phim viễn tưởng, thành phố kỳ lạ này cũng là nguồn cảm hứng để những bức tranh sử dụng công nghệ AI ra đời những tác phẩm rất ấn tượng.
Ở điểm hẹp nhất Diêm Tân chỉ có đường kính 30m và điểm rộng nhất cũng chỉ tới khoảng 300m. Mỗi bên sông có một con đường chính để đi lại và thành phố cũng chỉ trải dài khoảng vài km dọc bờ sông Nậm Thi nên không có nhiều cầu.
Diêm Tân còn có một đặc điểm đáng chú ý khác. Nhiều tòa chung cư trong thành phố này đều nằm ở ven bờ sông được xây kiểu nhà sàn, móng là những cây cột cao để chống ngập lụt khi nước dâng lên. Thành phố này cũng hàng trăm năm tuổi và phần lớn dân địa phương không muốn di chuyển đi nơi khác dù điều kiện diện tích hạn hẹp.
Nền kinh tế Diêm Tân cũng vì thế mà kém phát triển do địa hình núi cao vây kín và chỉ có một con đường độc đạo làm cho thành phố này rất khó tiếp cận.
Mô hình chống lụt của Diêm Tân là một điển hình cho các thành phố thông minh hiện nay ở Trung Quốc
Tình trạng ngập lụt đô thị đã phát sinh trong bối cảnh đô thị hóa hiện đại do biến đổi khí hậu. Vì vậy, Trung Quốc rất cần mô hình chống lụt có nhiều ưu điểm trong việc cải thiện môi trường nước, kiểm soát ngập úng đô thị, giảm ô nhiễm dòng chảy, cải thiện chất lượng nước sông và hồ, tái chế tài nguyên nước mưa, bổ sung nước ngầm...
Mô hình chống lũ lụt của thành phố Diêm Tân là một điển hình để thiết kế một hệ sinh thái mưa lũ đô thị có quy hoạch và khả thi nhằm thúc đẩy việc xây dựng thành phố thông minh, thành phố nổi ven biển hoặc ven sông ở Trung Quốc.
Mô hình này đã được tái cấu trúc và tích hợp các quy tắc truyền thống và yêu cầu xây dựng thành phố nổi. Cụ thể, việc thiết kế theo chiều dọc các tuyến đường ở đô thị miền núi ưu tiên điều kiện địa hình của toàn đô thị. Ngoài đường trục chính của thành phố thẳng tắp, các tuyến đường còn lại được thiết kế phù hợp với địa hình núi non.
Địa hình tổng thể dốc hai bên và thoải ở giữa nên đường được thiết kế thẳng đứng dọc theo địa hình mà không phá hủy địa hình và thảm thực vật xanh. Các cơ sở xử lý nước thải và nơi lưu trữ nước được đặt tại đáy thung lũng, ở vị trí thấp hơn so với độ cao thẳng đứng của đường. Các bờ sông được coi là bờ kè sinh thái và vành đai xanh dọc theo sông.