Khủng khiếp với giun sán khi ăn hải sản tươi, sống

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Ăn cua, ốc, hàu… do chưa được nấu chín kĩ, nhiều người đã bị các loại sán chui vào phổi, não, mật gây bệnh nguy hiểm tới tính mạng.

Trong các loại cua, ốc, hàu tươi sống thường có ấu trùng là sản lá phổi (nhất là ở cua); hay cá loại sán lá gan lớn-nhỏ, giun ở các loại ốc nước ngọt và trên cạn… Khi chúng ta ăn các loại hải sản chưa chín kĩ này các loại ấu trùng này đều có thể xâm nhập vào cơ thể người gây nguy hiểm cho bạn. BS. Nguyễn Trung Cấp – Phó trưởng khoa cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW)

Nguy hiểm tính mạng khi ăn hải sản chưa chín kĩ

Bệnh Nhiệt đới TƯ đã từng tiếp nhận những bệnh nhân là trẻ em miền núi, trong lúc đi chăn trâu đã bắt cua đá trong hang nướng chưa kĩ đã ăn rồi nhiễm sán lá phổi. Sau khi vào cơ thể, sán lá phổi đi qua bạch huyết rồi lên phổi, khiến người bệnh có thể ho ra máu, để kéo dài có thể gây suy kiệt, không được điều trị có khả năng gây tử vong.

Tại BV Nhiệt đới TƯ từ trước đến nay vẫn gặp khá nhiều trường hợp nhiễm sán lá gan nhỏ do người dân thường có thói quen ăn ốc nước ngọt chưa được chế biến kĩ (mỗi năm vài chục ca). Trong khi đó sán lá gan nhỏ kí sinh trong ốc nước ngọt. Nếu ăn phải con ốc có sán lá gan nhỏ kí sinh thì người ăn sẽ nhiễm sán và sán sẽ chui vào đường mật. Biểu hiện khi bị nhiễm sán này là người bệnh ậm ạch khó chịu vùng gan, ăn uống khó tiêu, để lâu có thể gây viêm gan, xơ gan.

Ấu trùng gặp tiếp theo là giun tròn ở phổi chuột (có tên khoa học Angiostrongylus cantonensis). Ấu trùng này kí sinh ở chuột, khi thải ra, ốc sên ăn phải sẽ nhiễm kí sinh trùng. Con người ăn phải loại ốc này mà chưa được nấu chín thì sán sẽ chui vào não gây viêm não, viêm màng não với các biểu hiện: Nhìn mờ, đau đầu kéo dài, nghiêm trọng sẽ phù não, nặng sẽ gây hôn mê và có thể gây tử vong.

Một số trường hợp sán di chuyển xuống phổi sẽ gây tràn dịch màng phổi, viêm phổi do dị ứng.

Loại phổ biến hay gặp nữa là sán lá gan lớn và sán máng. Sau khi nở thành ấu trùng và kí sinh được vào ốc, nó biến thành 1 ấu trùng khác (trùng đuôi) rồi bám vào rau sống, ăn vào sẽ nhiễm bệnh.

“Sán lá gan lớn có trong rau sống, mỗi năm có vài chục ca bệnh. Còn trùng đuôi của sán máng có thể bơi trong nước, nếu lội vào nước đó thì trùng đuôi sẽ xuyên qua da chui vào các mạch máu. Loại sán máng này ít gặp hơn”, bác sĩ Cấp cho hay.

Tuyệt đối không ăn hải sản tươi, sống

Theo BS. Nguyễn Trung Cấp, đặc điểm chung của những loại bệnh do nhiễm sán này là ăn ốc, cua, hàu… chưa được nấu chín. Ấu trùng sán kí sinh trong ốc, cua, hàu có thể chết khi thức ăn đã được nấu chín hoàn toàn, do đó không còn khả năng gây bệnh.

Bác sĩ Cấp cho hay, có 2 món ăn có nguy cơ cao gây nhiễm sán là món nướng và món sống (gỏi).

Nếu ăn ốc, cua nướng thì chỉ ngoài vỏ mới chín, bên trong chưa chín hẳn – các loại sán vẫn còn sống. Ngoài ra, với món gỏi (sống) như hàu, ốc sên... thì nguy cơ nhiễm sán còn cao hơn.

Vì vậy, bác sĩ Cấp khuyến cáo: Cần ăn chín uống sôi, tuyệt đối không ăn đồ sống và ngành nông nghiệp cần có biện pháp kiểm soát chất lượng thủy hải sản ở các khu vực nuôi trồng để đảm bảo không bị ô nhiễm.

Ngoài ra, với người có nguy cơ nhiễm sán (sống trong vùng đã có người mắc, ăn đồ sống, lại có biểu hiện như sốt, đau đầu, lơ mơ…) thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.