Không thể đặt hết kỳ vọng doanh nghiệp FDI

Không thể đặt hết kỳ vọng doanh nghiệp FDI
TP - Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, sai lầm và thất bại của chiến lược ô tô Việt Nam thời gian qua là ưu đãi cào bằng và ưu đãi không đi liền với ràng buộc.

Thực tế hiện nay, Việt Nam đang có nhiều DN nội như TMT Motor tham gia sâu vào chuỗi sản xuất xe tải nhỏ, trong khi đó xe khách, xe bus và tải lớn, ô tô con có sự tham gia rất mạnh mẽ và ngày càng trở thành đối trọng của các hãng xe nhập, liên doanh như trường hợp của Trường Hải (Thaco) và Hyundai Thành Công. Và mới nhất, được kỳ vọng rất lớn chính là Vinfast của Tập đoàn Vingroup.

Minh chứng cho nhận định rằng sai lầm và thất bại của chiến lược ô tô Việt Nam thời gian qua là ưu đãi cào bằng và ưu đãi không đi liền với ràng buộc, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, theo yêu cầu của Việt Nam tỷ lệ nội địa hóa xe con phải đạt được 40% từ năm 2010, song sau nhiều lần sửa đổi đến năm 2010 tỷ lệ này chỉ đạt vài ba %. Lần lượt các chủng loại, mẫu xe hơi của Honda, Toyota vốn được lắp ráp tại Việt Nam được thu hẹp, ngừng sản xuất ở Việt Nam rồi chuyển qua nhập khẩu từ Indonesia, Thái Lan như: Toyota Fortuner hay Honda CRV...

Theo bà Lan, lý do về việc thay thế từ sản xuất tại Việt Nam sang nhập khẩu (NK) từ Thái Lan, Indonesia, mà các hãng Honda, Toyota đưa ra là bởi chi phí sản xuất ở Việt Nam cao hơn, mức tiêu thụ xe hơi tại Việt Nam thấp. Đặc biệt, năm 2018 khi Việt Nam bãi bỏ thuế quan xe NK nguyên chiếc từ ASEAN, chi phí sản xuất ô tô Việt Nam cao hơn Thái Lan 20%, điều này khiến các liên doanh khó khăn trong việc duy trì sản xuất, cạnh tranh.

Cùng với đó, lần lượt các hãng xe đã tự động rời bỏ lắp ráp trong nước một số mẫu xe để tiến hành nhập nguyên chiếc. Bắt đầu từ năm 2017, khi hàng loạt xe lắp ráp chuyển sang NK do thuế xe hơi nhập từ ASEAN giảm từ 40% xuống 0%, một số địa phương đã bắt đầu cảm nhận việc giảm thuế thu nhập DN và đóng góp ngân sách, trong đó có Vĩnh Phúc.

Theo TS Ngô Trí Long, các liên doanh chỉ là DN làm vì lợi nhuận. Cái họ cần đạt được là sản xuất và lãi bao nhiêu trên mỗi chiếc xe hơi chứ không quan tâm đến chiếc xe hơi đó sản xuất tại đâu.

“Để cứu DN ô tô tránh đổ vỡ, khá nhiều chính sách hỗ trợ được ban hành như Thông tư 20 về điều kiện kinh doanh xe hơi nguyên chiếc; Nghị định 116 về điều kiện sản xuất, lắp ráp và kinh doanh xe hơi hay việc điều chỉnh thuế Tiêu thụ đặc biệt tăng với xe dung tích lớn, giảm thuế với xe có dung tích nhỏ dưới 2.0L”.

Chuyên gia kinh tế, TS Ngô Chí Long 

MỚI - NÓNG