Không muốn 'phá hỏng' dạ dày thì bỏ ngay những thói quen này

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Trong cuộc sống hàng ngày, có những điều cấm kỵ mà người bị viêm dạ dày buộc phải tránh, nếu không sẽ khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn, thậm chí có thể biến chuyển sang nhiều bệnh khác nguy hại cho sức khỏe.

Những thứ "chống chỉ định" với bệnh nhân viêm dạ dày

Hút thuốc

Đối với bệnh nhân viêm dạ dày, hút thuốc chắc chắn là một kẻ thù tự nhiên. Đã có một số lượng lớn các cuộc điều tra nghiên cứu trên bệnh nhân viêm dạ dày.

Chỉ cần bệnh nhân bỏ hút thuốc sau khi bị viêm dạ dày, khả năng tái phát là dưới 40%, nhưng những người hút thuốc bị viêm dạ dày thì có hơn một nửa số đó có nguy cơ tái phát sau khi được chữa khỏi.

Đặc biệt đối với những bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính, chỉ bỏ thuốc lá một cách quyết liệt mới được xem là quy tắc duy nhất để giữ sức khỏe.

Thực phẩm cay

Ớt là một thực phẩm tốt như chất xúc tác để tăng sự thèm ăn, nhưng từ góc độ điều trị viêm dạ dày, ớt chắc chắn không phải là thực phẩm hàng đầu có thể ăn được.

Các nghiên cứu đều cho thấy rằng, loại thực phẩm gây kích ứng cao này là thủ phạm gây ra nhiều bệnh viêm dạ dày. Cho nên, đối với những người đã bị viêm dạ dày, tốt nhất là nên tránh xa ớt.

Các loại đồ uống có ga

Ngay kể cả đối với người bình thường, sau khi uống đồ uống có ga, axit dạ dày trong cơ thể sẽ bị pha loãng rất nhiều. Điều này rất bất lợi cho việc tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là thức uống này cũng chứa sodium bicarbonate, chất này sẽ phản ứng với axit dạ dày.

Vì vậy, môi trường axit của dạ dày bị suy yếu rất nhiều, những điều kiện này rất bất lợi cho việc điều trị cho bệnh nhân đang bị viêm dạ dày.

Ăn thức ăn không sạch, mất an toàn vệ sinh thực phẩm

Nhiều người bị viêm dạ dày vẫn không có ý thức chọn lựa thức ăn để ăn sao cho đúng. Họ thường ăn một số thực phẩm không sạch.

Thực phẩm không đủ sạch ở đây được hiểu là thực phẩm chứa dư lượng chất bảo vệ thực vật, thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia không được phép hoặc quá liều lượng cho phép. Ngoài ra còn có thực phẩm đã biến chất, không đạt tiêu chuẩn an toàn…

Một khi những thực phẩm này được ăn vào dạ dày, các chất lạ gây kích thích sẽ gây tổn thương mạnh cho niêm mạc dạ dày. Do đó, nếu bạn muốn đảm bảo tình trạng viêm dạ dày được cải thiện, bạn phải ăn sạch, bắt đầu từ khâu chọn thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Những thói quen phá hỏng dạ dày

Ăn không đúng bữa: Khi bạn ăn không đúng bữa có thể gây hại cho dạ dày mà còn làm ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể của bạn. Chính vì vậy, bạn cần thay đổi thói quen ăn quá bữa và cố gắng ăn đúng giờ cho các bữa trong ngày để tốt cho sức khỏe.

Vừa đi vừa ăn: Thói quen vừa đi vừa ăn sẽ khiến cho não bộ sẽ bị phân tâm và khiến dạ dày bị khó chịu do đồ ăn không được nhai nuốt cẩn thận trong tình trạng di chuyển liên tục.

Nếu như bạn liên tục kéo dài tình trạng này thì nó có thể gây ra hiện tượng đau dạ dày, thậm chí còn khiến bạn nạp thức ăn mất kiểm soát, gây thừa cân, béo phì...ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.

Ăn quá nhanh: Các bạn trẻ ngày này thường xuyên mắc phải thói quen ăn quá nhanh này. Thế nhưng, các chuyên gia đều khuyên rằng, để không hại cho sức khỏe thì nên nhai thật kỹ để vừa tốt cho dạ dày, vừa đảm bảo việc tiêu hóa diễn ra thuận lợi, trơn tru.

Khi bạn ăn quá nhanh thì thức ăn sẽ không được xử lý kỹ và dễ gây hại tới niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa hoặc bệnh đau dạ dày nguy hiểm cho sức khỏe.

Vừa ăn vừa xem: Khi bạn vừa ăn vừa xem tivi hoặc điện thoại ăn, khi bạn ăn trong tình trạng bị phân tâm vào những thiết bị công nghệ dễ khiến bạn tiêu thụ thức ăn nhiều hơn so với bình thường dễ gây béo phì.

Chính vì vậy, bạn nên sửa ngay thói quen ăn uống phản khoa học này để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe làm hại dạ dày của bạn.

Ăn không đúng giờ: Thêm một thói quen sai lầm mà rất nhiều người gặp phải nữa đó chính thói quen ăn uống không đúng giờ giấc. Việc công việc bận rộn khiến bạn quên ăn uống, thói quen bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ giấc sẽ làm hại tới dạ dày. Lý do được cho là dạ dày tự hình thành cơ chế tiết dịch dạ dày để tiêu hóa thức ăn theo đúng giờ, nếu bỏ bữa hoặc ăn uống không đúng giờ làm acid dịch vị tiết ra nhiều nhưng không có thức ăn để tiêu hóa, hàm lượng acid dịch vị càng nhiều sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày gây viêm loét, nguy cơ hình thành biến chứng về sau.

Ăn quá no vào buổi tối: Nhiều người thường có thói quen ăn ít vào buổi sáng, thậm chí bỏ bữa sáng và thay vào đó là là ăn thật nhiều vào buổi tối. Nhưng việc ăn nhiều vào buổi tối , đặc biệt là ăn các thực phẩm khó tiêu sẽ làm dạ dày không kịp tiêu hóa sẽ khiến thức ăn tồn đọng lại trong dạ dày làm phân hủy, lên men ảnh hưởng tới dạ dày. Kéo dài thói quen này không chỉ gây phá hủy niêm mạc và hình thành bệnh dạ dày mà việc ăn quá no vào buổi tối còn gây cảm giác tức bụng, khó ngủ, ngủ không ngon, ảnh hưởng tới suy nghĩ của bạn.

Thói quen ăn đêm: Ăn khuya, ăn quá muộn vào thời điểm hơn 10h đêm không chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ mà còn gây ảnh hưởng tới hoạt động dạ dày, khiến dạ dày tăng tiết dịch vị vào đêm gây ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày gây nên những cơn đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

Nhịn ăn: Khi quá đói sẽ làm acid dịch vị trong dạ dày và các men tiêu hóa cao trong dạ dày dẫn tới tình trạng tự tiêu hóa bào mòn niêm mạc dạ dày. Quá trình nhịn ăn kéo dài sẽ từ từ phá hủy niêm mạc dạ dày, từ từ hình thành vết loét có thể gây viêm hoặc thậm chí nặng là thủng dạ dày và ung thư dạ dày.

Ăn quá nhiều đồ chua: Sở thích ăn nhiều đồ chua, ăn ngay cả khi còn đối bụng là thói quen có thể nhanh chóng phá hủy niêm mạc dạ dày của bạn vì các đồ ăn, đồ uống có vị chua là môi trường acid. Nếu ăn quá nhiều đồ chua sẽ làm tăng acid dịch vị dạ dày gây phá hủy niêm mạc, tổn hại dạ dày.

Những thực phẩm ăn khi đói phá hỏng dạ dày

Cà chua: Cà chua là loại quả chứa rất nhiều pectin – một dạng keo tự nhiên trong trái cây, đồng thời có nhiều chất keo dạng bột thuộc thành phần có tính hòa tan. Ăn cà chua lúc đói bụng rất dễ sinh ra các phản ứng hóa học với axit, khiến cho áp lực dạ dày tăng lên, gây giãn nở dạ dày cấp tính, khiến bạn cảm thấy đầy hơi, đau bụng.

Cam, quýt, bưởi, chanh: Cam, quýt, bưởi, chanh chứa nhiều axit trái cây, kích thích thực quản và niêm mạc dạ dày nếu ăn khi bụng rỗng. Điều đó dẫn đến buồn nôn, ợ hơi, khó chịu. Ngoài ra, chúng cũng chứa nhiều chất xơ thô và fructose, có thể làm chậm quá trình tiêu hóa.

Bắt đầu ngày mới với một cốc nước cam tươi nghe có vẻ tốt cho sức khỏe, nhưng sự thật thì ngược lại. Trái cây họ cam có tính axit cao. dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như ợ nóng, nặng bụng và giảm tốc độ hấp thu chất dinh dưỡng.

Dưa chuột: Dưa chuột rất giàu axit amino. Tuy nhiên, ăn dưa chuột khi đói có thể gây đau bụng, ợ nóng, đầy hơi và khó chịu. Đặc biệt, những người bị bệnh về dạ dày không nên ăn dưa chuột lúc đói vì cơn đau có thể trầm trọng hơn.

Chuối: Trái cây này chứa lượng lớn magiê và kali sẽ gây ra sự gia tăng đột biến về số lượng magiê và kali trong máu, làm mất cân bằng canxi nếu bạn ăn khi bụng rỗng. Ngoài ra, ăn chuối khi đói gây ra các vấn đề ở ruột và tăng lượng đường vào buổi sáng, khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và cạn kiệt năng lượng sau vài giờ.

Quả lê: Loại quả này chứa chất xơ thô, có thể làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày trống rỗng. Lê cũng không giúp bạn no, vì vậy, nó không phải là bữa sáng lý tưởng.

Mía và vải: Trong mía và vải chứa hàm lượng đường rất cao. Vì vậy khi đói bụng tuyệt đối không được ăn nhiều mía và vải, nếu không thì sẽ bị ngất vì hàm lượng đường trong cơ thể đột ngột tăng cao.

MỚI - NÓNG