Không để các hội bám mãi vào “bầu sữa ngân sách”

ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội). Ảnh: Công an Nhân dân.
ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội). Ảnh: Công an Nhân dân.
TP - Nhiều vấn đề cấp bách được nêu ra khi Hội nghị đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) chuyên trách cho ý kiến hai dự thảo Luật về hội và Luật Tín ngưỡng tôn giáo ngày 8/9.

TS Hoàng Ngọc Giao - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Phát triển (Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam), cho rằng, nhiều hộ đang hoạt động theo xu hướng hành chính hóa, kém hiệu quả và rất hình thức. Mặt khác, các tổ chức này sử dụng ngân sách nhà nước không minh bạch và rất khó kiểm soát.

TS Giao cho biết, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu chính sách kinh tế (Đại học Quốc gia), kinh phí dành cho khối này năm 2016 là 14 nghìn tỷ đồng, riêng Liên minh hợp tác xã 112 tỷ đồng. Nếu tính cả tài sản của các tổ chức này là 68 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,7% GDP, chưa kể nguồn lực công tác cán bộ. “Luật Ngân sách nói rõ các tổ chức này thực hiện theo nguyên tắc tự đảm bảo, chỉ hỗ trợ cho nhiệm vụ được giao. Tôi cho rằng Luật về hội nên có phần quy định nguyên tắc chi tiêu ngân sách, trách nhiệm giải trình”, ông Giao nêu.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban các Vấn đề xã hội cũng cho rằng, trong tình hình ngân sách khó khăn, không thể bao cấp mãi cho các hội được mà Nhà nước chỉ nên hỗ trợ, hoặc đảm bảo kinh phí cho các hoạt động Nhà nước giao chứ không cấp kinh phí một cách tràn lan.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Sỹ Cương thì cho rằng, xuất phát từ khái niệm mập mờ về hội nên việc cho cán bộ công chức tham gia hội cũng không được quy định. “Cán bộ công chức là người của Chính phủ nhưng lại tham gia các tổ chức phi Chính phủ, tôi rất không đồng tình quan điểm này. Ví dụ như anh làm ở Bộ Công Thương, cấp phép cho phân bón nhưng lại tham gia Hiệp hội phân bón, như vậy là vừa đá bóng vừa thổi còi. Hay làm ở ngân hàng lại tham gia Hiệp hội kinh doanh vàng thì hòa cả làng. Vì thế cần làm rõ để có quy định cấm nhất định chứ không thể để luật ra đời mà không tạo được nề nếp”, ông Cương nói.

Cho ý kiến về dự thảo Luật Tín ngưỡng tôn giáo, ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) nói: “Những lễ hội như chém lợn, đâm trâu, chọi trâu... phơi ra giữa sân đình khiến người dân và khách du lịch ngoài nước thấy không hiểu người Việt Nam là như thế nào. Có thể đây là truyền thống đã hàng ngàn năm, nhưng giờ đã trở thành mông muội trong một thế giới đã văn minh, nhân văn hơn”.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.