Không biết trọng chữ tín

Không biết trọng chữ tín
TP - Nguyễn Trãi đã từng nói: “Tín giả quốc chi bảo”, nghĩa là điều Tín là của quý của quốc gia. Nhưng trong thực tế “của quý của quốc gia đó” đã được áp dụng duy trì như thế nào?

Có một thực tế đáng buồn là nhiều người đã quên đi tầm quan trọng của chữ tín và trở nên bội tín. Bội tín trước hết là không trung thực với chính bản thân mình, sau đó đến bội tín với mọi người xung quanh và cả xã hội.

Người Việt mình đã “nổi tiếng” về chuyện giờ cao su. Cái gì cũng trừ hao đi là vừa. Cơ quan dán lịch rõ ràng 8 giờ họp nhưng nhân viên thì ai cũng nhởn nhơ 8 giờ 30 đến là vừa, hẹn 10 giờ thì khoảng 10giờ 30 đến là vừa. Chuyện tưởng nhỏ nhưng cũng là biểu hiện của việc bội tín.

Hãy tưởng tượng khi bạn gặp gỡ một người nước ngoài mà cứ lỡ hẹn như thế thì họ sẽ đánh giá tác phong của bạn như thế nào. Và ấn tượng của họ về bạn chắc chắn sẽ không được như ý muốn vì người nước ngoài rất coi trọng điều đó.

Trong cuộc sống hàng ngày, ta thường hứa với nhau rất nhiều nhưng lắm lúc hứa chỉ để mà hứa chứ không thực hiện. Gặp nhau cứ bô bô: “ít hôm nữa tôi đến nhà chơi”. Nói chỉ để cho vui thế thôi chứ có đến đâu. Người bán hàng hứa  với khách hàng rất nhiều khuyến mãi, rồi cho họ xem trước mẫu mã nhưng sau đó lại không giữ lời...

Đó chỉ là ví dụ nhỏ, chắc hẳn bạn cũng đã từng  hứa  nhiều điều với mọi người mà chưa thực hiện được. Chắc không mấy ai tự kiểm điểm và suy nghĩ rằng có khi chỉ là sự bội tín nhỏ nhưng lại mất lòng tin của những người xung quanh như thế nào.

Trong làm ăn kinh tế, không ít lần có sự vi phạm hợp đồng đã kí kết. Có khi chỉ là sai một tí mẫu mã, có khi là vi phạm chất lượng sản phẩm, khi thì không giao hàng đúng thời hạn… Và cuối cùng là dẫn đến hợp đồng bị phá sản rồi kiện cáo đền bù. Sau những chuyện đó ta học được cũng nhiều nhưng cái mà ta mất đi đó chính là chữ tín với đối tác. Mà làm ăn kinh tế quan trọng nhất là chữ tín?

Những cây cầu mới xây xong đã có hiện tượng không tốt, những con đường vừa hoàn thành đã xuống cấp, những khu chung cư vừa xây đã hư hỏng nặng.

Những kế hoạch, những dự định được duyệt rồi cứ nằm ì ra đó không được thực thi…cũng là những biểu hiện của bội tín. Mà bội tín với nhân dân sẽ khiến dân giảm sút lòng tin.

Chữ tín là gốc rễ,  nền tảng của thành công. Trong xã hội, nền kinh tế thị trường thì chữ tín càng cần được đề cao.

Phan Thị Tâm
Xóm 13-Xuân Lâm - Nam Đàn - Nghệ An

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.