Phát hiện bất ngờ về trí thông minh của trẻ
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng từ khi mới sinh ra, bộ não của trẻ đã có sẵn 100 tỉ tế bào, con số này tăng theo cấp lũy thừa trong những năm đầu đời và giảm dần khi trẻ lớn lên. Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định, thời kì não bộ thay đổi mạnh mẽ nhất rơi vào giai đoạn từ 0-6 tuổi. Lúc này, các tế bào thần kinh tham gia vào việc điều khiển sự vận động, cảm xúc, giao tiếp, trí thông minh dần được hình thành và phát triển một cách liên tục, với tốc độ lên đến 250.000 tế bào mới/phút. Chúng dần tạo nên mạng lưới liên kết với nhau, liên kết này càng chặt chẽ, trẻ càng thông minh và ngược lại.
Giáo dục từ sớm và tối ưu dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện
Cậu bé Đỗ Nhật Nam – thần đồng ngôn ngữ gây bão truyền thông trong thời gian vừa qua chính là ví dụ điển hình cho sự đầu tư đúng đắn của cha mẹ. Nhắc đến Đỗ Nhật Nam là nhắc đến bảng thành tích khủng: 7 tuổi, Nam đã đạt điểm tuyệt đối trong các kỳ thi của Đại học Cambridge: Starter, Movers, Flyers (15/15). Lên 11 tuổi, em đã đạt điểm TOIEC 940/990, TOEFL iTP 617 điểm, IELTS 8.0. Nam đồng thời là Dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam (7 tuổi) và Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất Việt Nam (11 tuổi). Những thành công này ngoài sự nỗ lực của bản thân Nam còn là nhờ phương pháp giáo dục từ sớm của bố mẹ.
Rối tay đối thoại – phương pháp vừa học vừa chơi lại giúp bố mẹ gần gũi con hơn.
Chia sẻ về bí quyết nuôi dạy con, chị Hồ Điệp – mẹ bé Đỗ Nhật Nam cho hay, chị đã chọn những phương pháp từ “sự chỉ dẫn của trái tim bố mẹ”. Khi Nam bắt đầu có nhận thức, chị cùng con đọc sách tri giác, chạm vào những hình ảnh sinh động để kích thích cảm thụ giác quan ở con. Chị Điệp và Nam còn cùng nhau chơi “rối tay đối thoại” – dùng những con rối diễn kịch để tập cho Nam cách tư duy, kể chuyện và phát triển khả năng ngôn ngữ. Đồng thời, chị khuyến khích con đọc và viết để tăng cường trí thông minh cảm giác, áp dụng “quy tắc bàn tay” hỗ trợ con học ngoại ngữ... Hơn hết, chị Điệp cùng gia đình đã dành nhiều yêu thương, tâm sức trong quá trình cùng con phát triển.
Khi con bắt đầu có nhận thức, chị Điệp dùng sách tri giác để kích thích cảm thụ giác quan của con
Bên cạnh phương pháp giáo dục đúng đắn, “chế độ dinh dưỡng lành mạnh là nền tảng cho sự phát triển của não bộ và có liên quan đến khả năng học hỏi của trẻ” (theo tổ chức Y tế Thế giới WHO). Vì vậy, ngoài các bữa ăn cung cấp đủ bốn nhóm chất chính, bố mẹ có thể bổ sung thêm dưỡng chất cho con bằng những thực phẩm giàu dưỡng chất như sữa. Những loại sữa giàu DHA ,Lutein, Cholin, ARA, LA, Tryptophan, Taurin… sẽ là lựa chọn hợp lý hỗ trợ cho sự phát triển não bộ.
Tóm lại, nhằm nắm bắt “cơ hội nuôi con thông minh”, cha mẹ nên dành thời gian tìm tòi các phương pháp giáo dục từ sớm cũng như chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Trên hết, hành trình cùng con khôn lớn luôn cần thật nhiều yêu thương và kiên nhẫn.