Shisha nở rộ vì 'đổ bộ' của trà chanh
Túm năm tụm ba cùng châm lửa, chuyền tay nhau phì phèo điếu thuốc. |
Theo Luật Phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực từ ngày 1/5, nghiêm cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua bán thuốc lá và sử dụng người chưa đủ 18 tuổi để cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi. Luật nghiêm cấm quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị thuốc lá trực tiếp đến người tiêu dùng dưới mọi hình thức…
Quan sát tại một số khu vực trường học trên địa bàn Cầu Giấy từ các trường THPT đến các trường đại học, cao đẳng đều cho thấy, mỗi khi giải lao giữa giờ học hay giờ tan tầm những cậu học sinh, sinh viên lại tập trung tại căng tin, các quán nước gần trường học trên tay luôn cầm điếu thuốc như một thói quen và coi việc hút thuốc ở trường học là hết sức “bình thường”.
Mới biết hút được 2 tháng, Trần Văn Khang – học sinh lớp 8 - trường THPT Yên Hòa hênh hoang tếu: “Hút thuốc lá có 2 sức khỏe, thơm mồm, bổ phổi diệt trùng lao”.
Tưởng như thế là hay, nhiều em học sinh cũng muốn học đòi, theo nhau cho bằng bạn bằng bè, người lớn hút được thì cũng hút theo.
Đã có kinh ngiệm hút thuốc lá gần chục năm, Huy hiện là sinh viên năm 4 ĐH Giao thông được bạn bè gọi cho biệt danh là Huy nghiện, trong túi áo lúc nào cũng có bao thuốc và cái bật lửa, ánh mắt thì lờ đờ, môi thâm sì và bộ răng đã ngả màu, Huy phân bua: “Đã nghiện thuốc rồi thì khó bỏ lắm, nó cũng giống như ăn cơm, uống nước,...”
Huy hút cố điếu thuốc dở, ánh mắt nhìn lơ đãng thi thoảng ho khụ khụ: “Tác hại của thuốc là thì ngày một ngày hai chưa thấy, phải hàng chục năm sau nó mới phát tác. Như mình hút gần chục năm giờ mới phát hiện là bị viêm phổi cũng đã quá hại cho sức khỏe rồi đồng thời cũng ảnh hưởng theo nhiều thứ khác nữa”.
Chị Thủy – Nhân viên bán ở Căng tin tầng 1 ĐH Giao thông Vận tải cho biết: “Vina và Thăng Long là 2 loại sinh viên hay mua. Thăng Long có 10.000đ/bao. Vina bán lẻ 1000đ/điếu. Biết là hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nhưng có cầu mới có cung nên chúng tôi vẫn nhập thuốc lá về bán đều”.
Nhịn ăn để dành tiền mua thuốc, chuyện thật mà như đùa, Nam – sinh viên năm cuối - ĐH Xây dựng bần thần kể lại: “Hồi năm hai đại học mình mới chia tay người yêu, mình bắt đầu hút thuốc lá như một con nghiện, trung bình ngày hơn 1 bao, vừa đánh điện tử thâu đêm vừa hút thuốc. Tiền hút thuốc lá cũng bằng 1/3 số tiền bố mẹ chu cấp cho mình hàng tháng. Có hôm nhịn ăn để mua thuốc lá “xịn” hút cho phê. Sau một thời gian, mình bị suy nhược cơ thể trầm trọng. Giờ nghĩ lại hồi đấy cũng thấy ghê”
Luật phòng chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực từ ngày 1/5. Nhưng đã 3 tuần trôi qua, vẫn không có cơ quan chức năng nào thực hiện việc kiểm tra, giám sát, xử lý người hút thuốc lá tại trường học. Học sinh, sinh viên vẫn thoải mái hút thuốc lá mọi nơi, mọi lúc mà không gặp phải sự nhắc nhở, cản trở nào. Việc bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi vẫn diễn ra nhưng không có trường hợp nào bị kiểm tra hay “tuýt còi” xử phạt.
Được hỏi về Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, 2 em học sinh mặc áo đồng phục trường Lê Qúy Đôn tay vẫn phì phèo điếu thuốc, thản nhiên trả lời: “Em cũng chỉ nghe qua về luật đó, nhưng mà có thấy ai phạt đâu, sợ gì, cấm làm sao được. Chị nhìn mấy bàn kia xem, bàn nào chẳng có người hút thuốc, có làm sao đâu”.
Anh Trung – Bảo vệ KTX trường Xây dựng cho biết: “Kể từ khi có luật phòng chống tác hại của thuốc lá nhưng tình trạng sinh viên hút thuốc vẫn không giảm đi. Nhà trường cũng chưa có biện pháp gì để ngăn cấm, cũng chưa có bộ phần nào kiểm tra, giám sát, xử phạt”.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm tại Việt Nam có 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Tổ chức này cũng khuyến cáo, nếu không có biện pháp phòng chống tác hại của thuốc lá một cách hiệu quả, thì con số này sẽ tăng lên 70.000 người năm 2030. Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) hàng năm có khoảng 11.000 người chết do hút thuốc lá, cứ 10 giây có 1 người chết. Từ lâu, người ta phát hiện ra chất nicotin trong thuốc lá là thành phần gây nghiện, là thủ phạm gây ung thư ở người hút thuốc như: ung thư phổi, bàng quang, tuyến tụy, thận, miệng, thực quản, thanh quản… |