Xin khẳng định luôn là cách cư xử ấy chẳng mang lại được chút lợi nào, không thể biến nửa kia của bạn trở nên tốt hơn (có khi còn mang lại tác dụng ngược), cũng không giúp cho tình cảm riêng của hai người tiến triển bền đẹp. Đơn giản vì, mỗi một tình cảm sẽ có đặc thù riêng của nó, những mặt mạnh và điểm yếu, so sánh sẽ làm mọi chuyện rối tung lên!
Bởi vì bạn không thể có cái nhìn toàn cảnh
Khi bạn so sánh nhà mình với nhà khác, chồng mình với chồng người, bạn chỉ nhìn thấy những điểm tốt đẹp của đối tượng được đem ra làm mục tiêu so sánh.
Bức tranh hiện thực có thể khác nhiều so với tưởng tượng, bạn đâu có nhìn thấy những khoảnh khắc xấu xí của cặp đôi bạn cho là hoàn hảo, là đích nhắm nên hướng tới. Bạn chê chồng mình bừa bộn, ở dơ nhưng rất có thể, mùi nước hoa sực nức của ông chồng nhà hàng xóm chỉ là bình phong để che chắn một sự thật là anh ta lười tắm.
Bề nổi tốt đẹp bạn đang nhìn thấy ở người ngoài chỉ là một phần rất nhỏ, thực tế thì họ cũng có nhiều vấn đề đấy và cần hợp tác để giải quyết chứ so sánh chẳng ích gì đâu.
Bạn sẽ bắt đầu chỉ chăm chăm vào điểm xấu
Khi bạn có một mục tiêu “luôn tốt đẹp” để so sánh, điều đó có nghĩa là bạn dần dần sẽ chỉ nhìn thấy toàn nhược điểm ở nửa kia của mình. Mà chuyện rõ ràng không như vậy, người đang song hành với bạn chắc chắn phải có những đặc điểm tuyệt vời khác, thế mới chinh phục nổi bạn và khiến bạn có quyết định gắn bó trọn đời chứ!
Cho nên nếu định làm phép so sánh, chỉ nên trong hoàn cảnh có ai đó gợi nhắc bạn đến những điều tốt đẹp của nửa kia mà thôi.
Càng so bì càng thấy bực
Chẳng ai muốn bị đem ra so sánh. Sự công khai công kích của bạn đối với bạn đời sẽ khiến anh/ cô ấy thất vọng và hình thành tâm lý chống đối. Bạn không bao giờ có được điều mình muốn từ nửa kia. Hãy nghĩ đến cách làm hiệu quả hơn để khơi gợi những hành động, cử chỉ bạn mong muốn ở bạn đời, đừng phàn nàn, ca thán, so sánh rồi nhận lại những lời thách thức chỉ khiến mình mệt mỏi.