Khi chân Van Persie quay không đúng hướng, Hà Lan tất bại. Ảnh: Getty Images. |
Cả xứ sở hoa tulip điêu đứng! Song trong chính cảnh màn trời chiếu đất, bản lĩnh của một dân tộc luôn phải đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại, phát triển đã biến thành lời thề: Không bao giờ để thảm họa tương tự xảy ra một lần nữa.
4 tháng sau thảm họa, lời thề được hiện thực hóa bằng việc nâng dải đê cao thêm hai mét cùng một kế hoạch bảo vệ châu thổ đồng bộ và toàn diện. Tần suất thiết kế ở các vùng dân cư là 1/10.000, tức cho phép rủi ro chỉ xảy ra một lần trên 10.000 năm!
2. “Brilliant Orange: The Neurotic Genius of Dutch Football” - “Màu cam rực rỡ: Vẻ đẹp cuồng nhiệt của bóng đá Hà Lan” là cuốn sách để ca ngợi về vẻ đẹp và sự cuồng nhiệt của nền bóng đá Hà Lan được viết bởi David Winner – một người không mang quốc tịch Hà Lan.
“Bóng đá Hà Lan dựa trên nguyên tắc tinh thần tập thể, mỗi người thực hiện một nhiệm vụ nhỏ, và nếu không hoàn thành tốt nhiệm vụ, họ sẽ làm ảnh hưởng đến toàn đội.
Lối chơi này xuất phát từ khi người Hà Lan bắt đầu cuộc chiến giành lại đất liền và xây dựng các con đê ngăn sóng. Đây là một thử thách rất lớn mà chỉ khi mọi người cùng nhau cố gắng hết sức mới có thể thành công.
Nếu ai đó không hoàn thành tốt công việc của mình, một vùng rộng lớn của đất nước sẽ có nguy cơ bị lụt” - David Winner viết.
“Người Hà Lan sáng tạo ra bóng đá tổng lực là dựa vào lý thuyết tận dụng khoảng trống để có lợi cho mình. Cách chơi này bắt nguồn từ việc người Hà Lan sống trong một khu vực địa lí rất nhỏ hẹp, đất chật người đông nên họ luôn phải tìm mọi cách hiệu quả nhất để tận dụng khoảng không của mình” - David Winner lý giải tiếp.
3. Đêm 9-6-2012 ở Kharkiv (Ukraine), đê chắn sóng Hà Lan đã bị thùng thuốc nổ Đan Mạch phá tan. Nguyên nhân suy tận gốc, đúng như David Winner chiêm nghiệm: Những cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ của riêng mình kéo theo một tập thể tan vỡ.
Chính những dàn sao mang cái tôi cá tính đã làm cho hoa tulip chóng tàn. Sau bao nhiêu lần trong quá khứ thất vọng vì dàn sao, người Hà Lan đã đúc kết: Chỉ khi nào những chiếc cối xay gió cùng quay một hướng thì lúc đó mới thống nhất với nhau và chiến thắng.
Trong “Màu cam rực rỡ” của David Winner có một câu hỏi để đời: “Tại sao người Hà Lan không đau khổ khi đội tuyển của mình thất bại bằng sự đau khổ của những người ngoại quốc khi nghĩ về nền bóng đá Hà Lan. Phải chăng sự khác biệt về cảm nhận nỗi đau cũng làm cho bóng đá Hà Lan không chiến thắng?”.