Khi người trẻ làm phim để cứu giúp những mảnh đời khó khăn

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Khi nhắc đến phim tài liệu, nhiều người có thể nghĩ đến những bộ phim khô khan, nặng nề với lượng thông tin khổng lồ. Tuy nhiên, những bạn sinh viên của trường Đại học KHXH&NV TPHCM đã và đang thay đổi cách nhìn nhận ấy, đưa thể loại này đến gần hơn với khán giả qua những câu chuyện đầy nhân văn và gần gũi.

Trong suốt tháng 8, Đài Truyền hình TPHCM (HTV) đã phát sóng các bộ phim tài liệu do sinh viên sản xuất, trong chương trình “Ống kính sinh viên”. Các tác phẩm đều là những "viên ngọc thô" được khai quật từ Liên hoan phim tài liệu sinh viên lần 1 năm 2024 của sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV TPHCM.

Trong số những bộ phim được phát sóng, “Trái tim người mẹ” do bạn Bùi Thị Thanh Nhi làm đạo diễn đã gây xúc động mạnh mẽ cho người xem. Bộ phim ban đầu là kết quả của một bài tập tốt nghiệp. Thanh Nhi chia sẻ: “Mình vẫn không tin được bộ phim lại có thể đi xa đến thế. Những ngày tháng làm phim thật sự rất khó khăn, từ việc tìm kiếm tư liệu, phỏng vấn nhân vật, đến việc dựng phim. Nhưng nhờ sự hỗ trợ của thầy cô và đồng đội, nhóm mình đã vượt qua mọi khó khăn.”

Khi người trẻ làm phim để cứu giúp những mảnh đời khó khăn ảnh 1

Đoàn làm phim “Trái tim người mẹ”.

"Trái tim người mẹ" kể về cuộc hội ngộ tình cờ giữa anh Nguyễn Viết Hóa và bà Nguyễn Thị Thử (thường gọi là bà Năm). Anh Hóa không may bị tai nạn, phải nằm liệt một chỗ, trong khi gia đình anh gặp khó khăn, không có ai chăm sóc. Bà Năm, dù không có quan hệ máu mủ ruột rà nhưng đã nhận anh về chăm sóc như con ruột và đưa anh về Trà Vinh sinh sống. Tình mẫu tử đã gắn kết hai con người xa lạ, tạo nên một câu chuyện cảm động về tình người trong hoàn cảnh khó khăn.

Khi được hỏi về nhân vật trong phim, Thanh Nhi không giấu được sự xúc động: “Bà Thử là một người phụ nữ mạnh mẽ và giàu tình cảm. Dù hoàn cảnh khó khăn, bà vẫn luôn giữ cho mình sự lạc quan và tình yêu thương. Đây là điều mà nhóm mình muốn truyền tải qua bộ phim.”

Sự thành công của “Trái tim người mẹ” không chỉ được đo bằng số lượng người xem hay lời khen ngợi từ giới chuyên môn mà còn ở những giá trị nhân văn mà bộ phim mang lại cho cộng đồng. Sau khi phim được phát sóng, nhiều mạnh thường quân đã tìm đến bà Thử để hỗ trợ. Thanh Nhi và các bạn trong nhóm cũng đứng ra kêu gọi quyên góp, nhằm giúp đỡ thêm cho bà và cậu bé trong phim.

“Mình cảm thấy rất hạnh phúc khi biết rằng những gì mình làm không chỉ là một sản phẩm nghệ thuật mà còn có thể giúp đỡ được người khác. Đây là động lực để mình tiếp tục theo đuổi con đường làm phim tài liệu,” Thanh Nhi chia sẻ.

Khi người trẻ làm phim để cứu giúp những mảnh đời khó khăn ảnh 2

Những câu chuyện về con người, vùng đất và những vấn đề xã hội được thể hiện một cách mới mẻ hơn qua lăng kính của người trẻ.

Không chỉ riêng “Trái tim người mẹ,” nhiều bộ phim tài liệu khác của sinh viên cũng đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. Những câu chuyện về con người, vùng đất và những vấn đề xã hội được thể hiện qua lăng kính của người trẻ đã mang lại một cái nhìn mới mẻ, chân thực hơn.

Chia sẻ về lý do say mê với phim tài liệu, bạn Nguyễn Thị Thu Phượng (Phó trưởng Ban Tổ chức Liên hoan phim tài liệu sinh viên lần 1) cho biết: “Chúng mình yêu thích phim tài liệu vì sự chân thực, không dàn dựng, không tô hồng hay bôi đen sự thật. Thể loại này còn giúp người trẻ hiểu cuộc sống hơn và thỏa sức thể hiện những quan điểm, góc nhìn riêng của bản thân”.

Phim tài liệu của giới trẻ, dù là những bộ phim đầu tay, phảng phất đâu đó còn những nét ngây ngô, non tay nghề nhưng tất cả đều là sản phẩm của niềm đam mê, sự nhiệt huyết và cái nhìn mới mẻ, chân thực về cuộc sống. Qua đó, ta thấy được rằng, chỉ cần làm phim với cả trái tim, những giá trị nhân văn sẽ tự nhiên tỏa sáng và chạm đến trái tim của người xem.

Những nhà làm phim trẻ tuổi của trường ĐH KHXH&NV vẫn đang viết tiếp giấc mơ làm phim của mình, không chỉ để thỏa mãn đam mê cá nhân mà còn để góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Khi người trẻ làm phim để cứu giúp những mảnh đời khó khăn ảnh 3

Bà Tuyết Mai, nhân vật chính của bộ phim "Nội Mai" - Giải nhất Liên hoan phim tài liệu sinh viên Lần 1. Ảnh: Khoa Báo chí Truyền thông (ĐH KHXH&NV TPHCM)

Tại Liên hoan Phim tài liệu sinh viên lần 1 của Khoa Báo chí và Truyền thông trường ĐH KHXH&NV TPHCM, phim "Nội Mai" đã giành giải nhất. Phim kể về bà Tuyết Mai, hơn 70 tuổi, tần tảo bán hàng rong tại Thảo Cầm Viên – TP HCM để nuôi sống bản thân và 9 con mèo cùng chim tại nhà. Toàn bộ số tiền nhận được từ giải thưởng và từ đóng góp của các mạnh thường quân, ê-kíp đoàn phim đã quyết định trao tặng cho bà Mai - nhân vật chính của bộ phim.

MỚI - NÓNG
Vụ ‘tòa nhà đẹp nhất Cà Mau’: Bổ sung hình phạt nếu không sẽ thu hồi đất
Vụ ‘tòa nhà đẹp nhất Cà Mau’: Bổ sung hình phạt nếu không sẽ thu hồi đất
TPO - Liên quan đến việc xử lý 'tòa nhà đẹp nhất Cà Mau' xây không phép trên đất nuôi trồng thủy sản, Sở Tư pháp đề nghị cần buộc ông Tập nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm - xây trên đất thủy sản. Nếu ông Tập không thực hiện, thực hiện không đúng, không đủ các biện pháp khắc phục hậu quả phải thu hồi đất.
Tuấn Hưng lại bị lơ đẹp
Tuấn Hưng lại bị lơ đẹp
TPO - Ở tập mới nhất, các anh tài bước vào vòng đấu quyết định. Họ trình diễn sáng tác mới của chính mình trên nền nhạc và tiết tấu do ban tổ chức cung cấp. Cả hai đội đều tung toàn bộ thành viên cho tiết mục thể hiện tinh hoa vào trận này. May mà lần này 350 khán giả của trường quay Anh trai vượt ngàn chông gai (ATVNCG) cho thấy sự sáng suốt…