Bức ảnh ông Medvedev(người ngồi phía trong) trên trang web của mình. |
Mới đây, Đại sứ quán Iran tại London ra thông báo rằng họ không thể xác nhận hoặc bác bỏ việc trang cá nhân Twitter khamenei ir có thuộc về nhà lãnh tụ tinh thần tối cao của Iran hay không. Thông báo đó của sứ quán Iran càng làm tình hình phức tạp thêm
Bởi lẽ, sau cuộc bầu cử Tổng thống cách đây hai năm, chính quyền Iran đã nhiều lần kết án những người dân Iran sử dụng Twitter và Facebook vì cho rằng các mạng xã hội là do kẻ thù của cách mạng Iran tạo ra.
Vì vậy, theo ý kiến của phe đối lập ở Iran, nếu Giáo chủ Khamenei mở trang cá nhân riêng trên mạng Twitter trong khi cấm đoán những người khác làm như vậy tức là đã vi phạm nguyên tắc “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”.
Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà phân tích, cho dù ông Khamenei có mở trang cá nhân trên Twitter chăng nữa thì cũng chẳng có gì lạ. Điều này chỉ càng cho thấy sức hấp dẫn mãnh liệt của các mạng xã hội mà phổ biến nhất là Facebook và Twitter. Chẳng hạn, chỉ riêng mạng Facebook đã có tới 500 triệu người trên khắp thế giới đăng ký tham gia thuộc đủ các thành phần và địa vị xã hội.
Facebook phát triển tới mức ngay cả người chuyên giữ gìn những truyền thống bất di bất dịch lâu đời của các vua chúa Anh quốc là Hoàng gia Anh mà đại diện là Nữ hoàng Elizabeth II mới đây cũng đã mở trang riêng trên mạng xã hội này.
Trên trang facebook.com/The BritishMonarchy, Nữ hoàng hằng ngày (cho dù qua tay người Thư ký báo chí) kể cho thế giới biết về cuộc sống của mình, về những cuộc gặp gỡ và những biến cố mà bà tham dự.
Hơn thế nữa, bất kỳ ai cũng có thể viết bình luận về những thông tin của bà. Đây quả là một bước tiến bộ lớn nếu ta biết rằng mới khoảng 200 năm trước, những ai dám cả gan bình luận về một sắc lệnh nào đó của Hoàng gia Anh đều có thể bị rơi đầu.
Nhưng Nữ hoàng Anh vẫn “lạc hậu” khá lâu so với nhiều nhà lãnh đạo thế giới khác. Chẳng hạn Tổng thống Nga Medvedev từ lâu đã luôn luôn ưa thích việc giao tiếp qua Internet. Trên trang cá nhân của ông (facebook.com/President.Dmitry.Medvedev) không chỉ có thể được biết về cuộc sống hằng ngày của ông mà còn được thấy những bức ảnh do chính tay ông chụp trong các chuyến đi trong và ngoài nước.
Cũng mở trang riêng trên Internet là Tổng thống Mỹ Obama (facebook.com/Barackobama) và Đệ nhất phu nhân Michelle (facebook.com/ Michelleobama). Qua đó người ta được biết trên sàn căn phòng Bầu dục trong Nhà Trắng có ghi câu nói ưa thích của ông Obama mà tác giả là mục sư Luther King: “Vòng cung của vũ trụ đạo đức thì dài nhưng vòng cung đó bao giờ cũng hướng về phía công lý”. Còn câu nói ưa thích của bà Michelle là một câu trích trong Thánh Kinh: “Ai được hưởng nhiều thì trách nhiệm càng nhiều”.
Chàng thanh niên Sarkozy(người đứng phía trong) đang ký tên lên bức tường Berlin được đăng trên trang web cá nhân. |
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tỏ ra thoải mái hơn ông Obama. Trên trang cá nhân facebook.com/nicolassarkozy, ông Sarkozy không chỉ kể về cuộc sống hằng ngày mà còn kể về quá khứ của ông, đôi khi kèm theo những bức ảnh lý thú. Chẳng hạn, trên một bức ảnh có thể thấy chàng thanh niên Sarkozy vào năm 1988 đang ký tên lên bức tường Berlin - biểu tượng của cuộc Chiến tranh lạnh.
Theo nhận định của các nhà phân tích, cho dù ông Khamenei có mở trang cá nhân trên Twitter hay không cũng chẳng có gì lạ. Điều này chỉ càng cho thấy sức hấp dẫn mãnh liệt của các mạng xã hội mà phổ biến nhất là Facebook và Twitter. |
Vũ Việt
Theo Komsomolskaya Pravda