Khánh thành công trình Góc thông tin bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Cúc Phương

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 29/3, tại Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp cùng các đơn vị Khánh thành công trình “Góc thông tin bảo vệ môi trường Mizuiku” và tổ chức hoạt động tham quan trải nghiệm tuyến lõi rừng cho các em thiếu nhi.

Tham dự chương trình, có anh Vũ Gia Dân - Phó Trưởng Ban Công tác thiếu nhi T.Ư Đoàn; chị Lê Thị Mai Phương - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Ninh Bình; ông Vũ Văn Dũng - Phó Giám đốc VQG Cúc Phương.

Khánh thành công trình Góc thông tin bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Cúc Phương ảnh 1Khánh thành công trình Góc thông tin bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Cúc Phương ảnh 2

Các em thiếu nhi tìm hiểu về rừng qua sổ tay được thiết kế sinh động. Ảnh: Châu Linh

Chia sẻ tại chương trình, anh Vũ Gia Dân cho biết: “Mô hình Góc thông tin nhằm thúc đẩy công tác tuyên truyền, giáo dục về nhận thức cho thế hệ trẻ, đặc biệt là các em thiếu nhi trong việc hình thành ý thức, thói quen tốt, góp phần chung tay bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ động vật hoang dã...

Ngoài ra, mô hình còn cung cấp thông tin về hoạt động tham quan, trải nghiệm tại vườn quốc gia một cách sinh động, trực quan cho thanh thiếu nhi. Đây được coi là phương thức truyền thông hiệu quả thúc đẩy tư duy chủ động và hành vi bảo vệ tài nguyên rừng”.

Theo anh Dân, với những điểm mới, sáng tạo và đầy hấp dẫn trong công tác tuyên truyền và đưa các em thiếu nhi đi trải nghiệm thực tế sẽ đem đến bài học bổ ích và đầy thú vị. Từ đó, các em sẽ có trách nhiệm hơn với Trái đất xanh từ những việc làm cụ thể như không xả rác bừa bãi, tiết kiệm nước, trồng cây...

Khánh thành công trình Góc thông tin bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Cúc Phương ảnh 3

Anh Vũ Gia Dân - Phó Trưởng Ban Công tác thiếu nhi T.Ư Đoàn chia sẻ tại chương trình. Ảnh: Châu Linh

Khánh thành công trình Góc thông tin bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Cúc Phương ảnh 4Khánh thành công trình Góc thông tin bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Cúc Phương ảnh 5

Khánh thành công trình “Góc thông tin bảo vệ môi trường Mizuiku”.

Khánh thành công trình Góc thông tin bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Cúc Phương ảnh 6Khánh thành công trình Góc thông tin bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Cúc Phương ảnh 7Khánh thành công trình Góc thông tin bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Cúc Phương ảnh 8
Các em thiếu được trải nghiệm và tham quan các khu bảo tồn bên trong VQG Cúc Phương. Ảnh: Châu Linh
Khánh thành công trình Góc thông tin bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Cúc Phương ảnh 9
Vừa hào hứng trải nghiệm, em Đặng Kim Ngân - học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Cúc Phương vừa đặt rất nhiều câu hỏi cho thầy Lưu (người hướng dẫn trải nghiệm). Ngân bày tỏ: "Khi vào rừng, em thấy khá choáng ngợp và tò mò về rất nhiều thứ, bởi từ những con côn trùng hay loài động vật, thực vật mới chỉ được ngắm, xem mô tả qua sách vở. Em hy vọng sẽ được tham gia nhiều chuyến đi thực tế hơn nữa để hiểu hơn về thiên nhiên". Ảnh: Châu Linh

Theo ông Vũ Văn Dũng - Phó Giám đốc VQG Cúc Phương, cánh rừng được nhìn nhận như một “bảo tàng sống”, một “ngôi trường” lớn, nơi các thế hệ học sinh, sinh viên đến tham quan, học tập. Trong thời gian tới, VQG Cúc Phương sẽ tiếp tục phối hợp cùng Hội đồng Đội T.Ư và các đơn vị khác tổ chức các hoạt động tuyên truyền và trải nghiệm qua “Hành trình cùng Mizu bảo vệ môi trường”.

“Hành trình cùng Mizu bảo vệ môi trường” sẽ tiếp tục từng bước mở rộng tổ chức tại các VQG trên cả nước. Trong đó, chú trọng phát triển các góc thông tin môi trường lý thú với nội dung được thiết kế riêng theo đa dạng sinh học của mỗi rừng; lắp đặt hệ thống thùng phân loại rác, tổ chức các buổi tập huấn cho nhân sự và tình nguyện viên tại các vườn.

MỚI - NÓNG
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
TPO - Tại tòa, bị cáo thuộc đơn vị tư vấn khai quá trình thi công cho đến trước ngày diễn ra sạt trượt, đơn vị tư vấn không nhận được bất cứ phản ánh nào liên quan đến hồ sơ thiết kế. 'Nước ngầm' mà cáo trạng đề cập là do thấm từ trên xuống, lỗi này do đơn vị thi công sử dụng đất đắp không đạt yêu cầu.