Khác biệt thú vị khi nuôi dạy con giữa phương Tây và phương Đông

Khác biệt thú vị khi nuôi dạy con giữa phương Tây và phương Đông
TPO - Dưới đây là một số phát hiện thú vị về quan niệm trong phương pháp nuôi dạy con của các bậc phụ huynh phương Tây và phương Đông (đại diện là Ấn Độ):

1. Cái tôi cá nhân và tập thể

Các bậc phụ huynh phương Tây tin tưởng mạnh mẽ rằng mỗi đứa trẻ là một cá nhân độc lập có những quyền lợi cần được tôn trọng. Họ hạn chế phê bình, trừng phạt hoặc thúc ép con cái quá nhiều bởi điều này sẽ xâm phạm tới quyền cá nhân. Điều này còn cản trở sự phát triển của con bằng việc kiềm chế sự sáng tạo và thể hiện bản thân của chúng. Cha mẹ phương Tây không muốn con mình thuận theo số đông mà họ hi vọng con mình sẽ chịu trách nhiệm cho chính mình. Họ luôn khích lệ con cái lựa chọn và sự tự do ngay cả khi đôi khi con cái gặp thất bại hoặc không ngại để con tranh luận với mình. Bởi họ tin vào quan điểm cá nhân, thể hiện bản thân, sáng tạo, độc lập và ý chí tự do.

Khác biệt thú vị khi nuôi dạy con giữa phương Tây và phương Đông ảnh 1

Ngược lại, các bậc cha mẹ người Ấn Độ thì lại cho rằng con cái là một phần của gia đình và xã hội, vì vậy, việc con cái nhận ra rằng mỗi quyết định và hành động của bản thân đều có ảnh hưởng lớn đến gia đình cũng như xã hội là vô cùng quan trọng. Họ cho rằng cách nuôi dạy con cái của phương Tây thật ích kỉ vì chỉ chú trọng đến cá nhân và thật không thích hợp khi coi trọng nhu cầu của mình nhiều hơn nhu cầu của người khác. Cuộc sống của con cái thường có mối liên hệ chặt chẽ đến cuộc sống của cha mẹ, ông bà và cộng đồng. Con cái cần học cách tôn trọng người khác (đặc biệt là người lớn tuổi) và cách ứng xử không được làm mất hòa khí trong gia đình và xã hội. Những bà mẹ Ấn Độ này dường như không mấy quan tâm đến việc thể hiện bản thân và tính độc lập của con cái mà ưu tiên việc con mình có biết tôn trọng người lớn tuổi và quan tâm đến gia mình.

Nếu một người con trong gia đình Ấn Độ phản bác lại lời nói của cha mẹ, nói năng hỗn xược hay học hành không tới nơi tới chốn, cha mẹ cũng không coi đó là điều tự nhiên trong quá trình phát triển như các bậc phụ huynh phương Tây. Người Ấn sẽ coi sự ích kỉ và lầm lỗi là điều không thể chấp nhận được. Con cái được trông đợi sẽ hi sinh cảm xúc cũng như mong muốn cá nhân vì lợi ích của gia đình.

Người Ấn coi sự hi sinh là cao thượng và tốt đẹp, trong khi đó, người phương Tây lại coi đó là một gánh nặng. Chẳng hạn như, một đứa trẻ muốn đi chơi thay vì học bài, hiển nhiên việc học là cần thiết hơn. Nhưng với các bậc cha mẹ người Ấn, họ cho rằng học hành là việc chính đáng bất luận ý muốn của con cái thế nào. Trái với điều này, các bậc phụ huynh phương Tây sẽ thảo luận, phân tích cho con và không muốn xâm phạm quyền cá nhân của con và kìm hãm sự sáng tạo của trẻ bằng việc ép buộc nó phải làm điều mình không thích.

Khác biệt thú vị khi nuôi dạy con giữa phương Tây và phương Đông ảnh 2

Người phương Tây coi cách giáo dục của các bậc cha mẹ người Ấn nói riêng và châu Á nói chung là sự kìm hãm con trẻ. Họ coi đây là biểu hiện xâm phạm quyền lợi cá nhân của trẻ. Nhưng ngược lại, với người Ấn, điều này là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo rằng con cái sẽ hiểu được vai trò của mình trong gia đình và định hướng cho chúng đi theo con đường cha mẹ tin tưởng sẽ dẫn đến thành công hay hạnh phúc trong tương lai.

2. Cách rèn con trong việc học tập

Người phương Tây tin rằng cha mẹ nên tham gia vào quá trình học tập của trẻ và đảm bảo chúng sẽ hoàn thành bài tập về nhà. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của họ với con trẻ cũng là hướng tới sự thích thú khi học tập và tự tin vào bản thân. Đồng thời, các cha mẹ phương Tây cũng quan tâm đến sự cân bằng – vừa khuyến khích, truyền động lực và cảm hứng cho trẻ mà vẫn muốn con được vui vẻ. Họ luôn khen thưởng và động viên chúng rất nhiều.

Ngược lại với các ông bố bà mẹ phương Tây, quan điểm của các bậc cha mẹ Ấn Độ là “Sự vui vẻ cũng tốt nhưng điều đó không giúp con tôi không kiếm được công việc, kiếm tiền nuôi gia đình khi trưởng thành thành. Việc con cái thích xem TV và tụ tập với bạn bè có thể khiến chúng vui vẻ nhưng về lâu dài, nó sẽ hạnh phúc khi học tập tốt tại trường và có một công việc tốt”. Họ cũng ít quan tâm tới lòng tự trọng của con cái. Bởi với họ “Nếu con học tốt thì lòng tự trọng của nó cũng được bồi đắp. Tôi không ngần ngại quát mắng chúng để chắc chắn là chúng học hành chăm chỉ và được điểm cao. Lòng tự trọng chính là phần thưởng cho việc học tập tốt”.

3. Các bậc cha mẹ phương Tây chú ý tới việc đọc còn châu Á chú ý tới toán học

Tất cả các sách nuôi dạy con cái của phương Tây đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc to cho trẻ ở những năm đầu đời. Và có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc chú trọng tới ngôn ngữ với mức độ thành công của trẻ sau này. Họ tin tưởng rằng việc đọc sách cho trẻ hàng ngày sẽ giúp con cái phát triển.

Trong khi đó, hầu hết các bậc cha mẹ châu Á lại luôn ám ảnh tới khả năng học toán của con. Họ thậm chí không đọc sách cho con mỗi ngày khi con còn nhỏ. Mà ngược lại, học thường cố gắng dạy con làm toán khi trẻ mới 3 – 4 tuổi. Những trò chơi như cờ, lắp ghép… thường được khuyến khích hơn.

MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.