IS san bằng kinh đô của Vương quốc Assyria cổ đại

Một trong số không nhiều cổ vật tồn tại từ thời nhà nước Assyria cổ đại còn được lưu giữ nguyên vẹn
Một trong số không nhiều cổ vật tồn tại từ thời nhà nước Assyria cổ đại còn được lưu giữ nguyên vẹn
TPO - Lực lượng vũ trang của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã dùng thiết bị quân sự hạng nặng để san bằng thành phố cổ Calah, di tích nổi tiếng và là kinh đô của nhà nước Assyria cổ đại.

Hãng Tass ngày 6/3 dẫn thông tin từ Bộ Du lịch và Cổ vật Iraq cho biết lực lượng IS đã dùng thiết bị quân sự hạng nặng để tàn phá di tích nổi tiếng của Iraq.

Cũng theo cơ quan này, IS cũng đã tiến hành phá hủy nhiều di tích khảo cổ thuộc thành phố cổ Nimrud của Iraq. Tuy nhiên, Bộ Du lịch và Cổ vật Iraq hiện chưa thống kê đầy đủ về thể loại và mức độ thiệt hại với các di tích khảo cổ trên.

“IS đang tiếp tục thách thức ý chí của cộng đồng quốc tế và phô trương thái độ khinh miệt với mọi di sản nhân văn”, tuyên bố của Bộ Du lịch và Cổ vật Iraq nêu rõ.

Trước đó, vào hôm qua 26/2, IS đã công bố một đoạn video kéo dài 5 phút ghi lại hình ảnh chúng đang phá hủy các hiện vật từ nền văn minh cổ Lưỡng Hà.

Video cho thấy các chiến binh kéo đổ những bức tượng đá và di vật tại một bảo tàng và một di tích.

Trong video, IS cũng dùng búa và máy khoan phá hủy các đầu tượng, nói rằng đó là biểu tượng của sự sùng bái thần tượng.

Những hiện vật này dường như thuộc về thời kỳ Assyria từng thịnh vượng vào khoảng thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên.

Trước đó, IS đã phá hủy nhiều ngôi đền, trong đó có các khu vực linh thiêng của người Hồi giáo.

Thành phố cổ Calah được hình thành ở vùng Lưỡng Hà vào thế kỷ 13 trước Công nguyên. Trong thời gian trị vì của  Ashurnasirpal II (884-859 năm trước Công nguyên), Calah trở thành kinh đô của nhà nước Assyria cổ đại.

Trong khi đó, Nimrud cũng ra đời vào thế kỷ 13 trước Công Nguyên và nằm cạnh sông Tigris. Nimrud cách Mosul, thành trì chính của IS, khoảng 30 km về phía Đông Nam.

Một nhóm khai quật phát hiện bộ sưu tập trang sức, đá quý vào năm 1988 ở Nimrud, một trong những phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất của thế kỷ 20.

Hầu hết đồ tạo tác vô giá của Nimrud đã được chuyển tới nhiều bảo tàng ở Mosul, Baghdad, Paris, London.... Khu vực này hiện chỉ còn các "lamassu", bức tượng bò có cánh với mặt người, cùng đồ điêu khắc.

Theo Theo Tass
MỚI - NÓNG
Người dân KĐT Thanh Hà phải lấy nước từ xe stec trong đợt khủng hoảng nước sạch năm 2023
Mở giếng khoan, bổ sung nước ngầm mùa nắng nóng
TP - Sở Xây dựng Hà Nội đã kiến nghị UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh giấy phép nâng cấp công suất khai thác nước dưới đất cho bãi giếng Mai Dịch. Cùng với nguồn nước ngầm dự phòng sẽ cung cấp thêm cho thành phố khoảng 100.000m3/ngđ để phục vụ người dân cao điểm nắng nóng năm nay.