Hướng dẫn ôn thi THPT môn Vật lý: Chuyên đề đại cương về dao động điều hòa (phần 1)

TPO - Dao động cơ là một trong 2 chương quan trọng chiếm tỷ lệ số câu nhiều nhất trong các đề, trung bình chương Dao động cơ có khoảng 6 – 7 câu trong mỗi đề. Trong đó bao gồm cả các câu nhận biết, thông hiểu, vận dụng cơ bản và vận dụng nâng cao.

Qua nhiều năm theo dõi đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Vật lý và hai đề minh họa của Bộ GD&ĐT năm 2020, thầy Nguyễn Thành Vinh, giảng viên bộ môn Vật lý, trường ĐH Công nghệ Giao thông Vân tải cho biết: chương Dao động cơ là một trong 2 chương quan trọng chiếm tỷ lệ số câu nhiều nhất trong các đề, trung bình chương Dao động cơ có khoảng 6 – 7 câu trong mỗi đề. Trong đó bao gồm cả các câu nhận biết, thông hiểu, vận dụng cơ bản và vận dụng nâng cao.

Để giải quyết tốt được các câu hỏi trong chương Dao động cơ học sinh cần nắm vững các kiến thức lí thuyết cơ bản về li độ, vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòa, cũng như cách xác định chiều của vận tốc và gia tốc.

Đặc biệt là phương pháp sử dụng vòng tròn lượng giác để giải quyết các bài tập tính thời gian và quãng đường. Từ các kiến thức cơ sở này sẽ giúp các em làm tốt các bài tập ở mức độ vận dung cơ bản, vận dụng nâng cao và hướng tới các kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT 2020.

Bài giảng dưới đây của Th.S Nguyễn Thành Vinh – Giảng viên Bộ môn Vật lý trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải sẽ giúp các em học sinh ôn tập các vấn đề Đại cương của dao động điều hòa.

* Đồng hành cùng thí sinh, Báo Điện tử tienphong.vn sẽ liên tục gửi tới bạn đọc các video hướng dẫn ôn tập thi THPT. Kính mời thí sinh, và độc giả đón đọc:  TƯ VẤN TUYỂN SINH-HƯỚNG DẪN ÔN THI THPT 2020.

* Bạn đọc, thí sinh có thắc mắc, nhu cầu tư vấn tuyển sinh vào các trường ĐH năm 2020, xin gửi câu hỏi về cho chuyên mục Giáo dục, Báo Tiền phong điện tử theo địa chỉ hộp thư: online@baotienphong.com.vn.  

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.