Hướng dẫn bón phân hiệu quả cho cây dong riềng

Hướng dẫn bón phân hiệu quả cho cây dong riềng
TP - Dong riềng, còn gọi là khoai riềng, khoai đao, khương vu..., là một trong những loại cây được trồng phổ biến ở nông thôn nước ta. Từ xa xưa, dong riềng đã được dùng để làm thuốc. Theo dược học cổ truyền, củ dong riềng vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, an thần và giáng áp, thường được dùng để chữa viêm gan vàng da, bệnh lỵ mạn tính,…Hiện nay miến dong không chỉ được coi là món ăn đặc sản mà còn có tác dụng như thực phẩm chức năng rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường hay béo phì.

Tuy không chịu được ngập úng, song cây dong riềng chịu hạn, chịu mặn rất tốt. Có khả năng chịu cớm nắng nên có thể trồng xen dong riềng với nhiều loại cây khác như: cây ăn quả, ngô, đậu tương. Như vậy, cây dong riềng rất dễ trồng, có khả năng cho năng suất rất cao; nếu trồng thưa trên đất tốt, một khóm dong riềng có thể đạt 15- 20kg củ, năng suất quần thể có thể tới 50- 60 tấn củ/ha.

Dong riềng là cây dễ trồng nhưng do thời gian sinh trưởng phát triển dài(10-12 tháng) nên lượng phân cung cấp cho cây đòi hỏi khá nhiều và cần bón rải và hợp lý theo từng đợt thì sẽ cho năng suất cao. 

Củ dong riềng được phát triển từ thân ngầm, do vậy cần nhiều đạm không chỉ phát triển thân lá mà còn kích thích đẻ nhánh nhiều, tạo ra nhiều củ. Để bộ rễ khỏe, sinh trưởng mạnh ngay trên những chân đất khô khan, cằn cỗi, giúp cây cứng ít đổ gãy và it sâu bệnh… phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng lân, vôi, magiee, si lic… Để củ to, tăng hàm lượng tinh bột trong củ, giảm chất sơ vụn (bổi) trong quá trình chế biến đòi hỏi lượng kali nhiều. Kinh nghiệm của bà con xã Cao Sơn (huyện Đà Bắc, Hòa Bình) bổ sung phân gà và trấu mục phủ gốc dong riềng, giúp củ to, chắc và nhiều bột.

Ngoài ra, để tăng hiệu quả sử dụng phân bón nên ưu tiên các loại phân không tan trong nước hoặc chậm tan để hạn chế hiện tượng rửa trôi, nhất là trên các vùng đất dốc.

Tham khảo kinh nghiệm bón phân cho cây dong riềng ở các tỉnh Bắc Kạn, Quảng Ninh, Hòa Bình….cho thấy, để thâm canh đạt hiệu quả cao phải sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển và chăm sóc như sau: Lượng phân bón lót cho 1 sào Bắc bộ: Phân chuồng: 300-500 kg; 25-30 kg NPK 5:10:3 Văn Điển dạng viên chuyên bón lót; 35- 50 kg NPK 12:5:10 Văn Điển dạng viên chuyên bón thúc.

Cách bón phân:

Bón phân lót: Cuốc hốc sâu 20-25cm, rải phân NPK 5:10:3 và phân chuồng ủ mục, lấp đất rồi đặt củ giống. Lấp đất giữ ẩm cho cây mọc nhanh. Lưu ý không nên bón lót bằng phân đạm, không được đặt củ giống trực tiếp lên trên phân hoặc bón phân sát củ giống, phòng gặp mưa dễ làm thối củ giống hoặc chết cây con.

Phân bón thúc chia làm 2 lần bón: Lần 1: Sau khi cây mọc 30 ngày, bón 20- 25kg NPK/sào nhằm giúp cây đẻ nhánh nhanh. Rải phân quanh gốc, cách củ 7- 10cm. Lần 2: Sau trồng 4 tháng khi khóm dong riềng đã to; bón  20- 25kg/sào giúp cây sinh trưởng mạnh cho nhiều củ to. Bón vào khe giữa 2 hàng. Để cây không bị đổ, gãy và cho nhiều củ, củ to cần phải vun gốc cho cây, vun ngay sau mỗi lần bón thúc. Sau mỗi lần vun, nếu có mùn rác mục hoặc trấu thì phủ vào gốc cây vừa giữ ẩm vừa giúp cho củ to và năng suất cao.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.