Về chế độ dinh dưỡng: Cần phải bón phân đầy đủ và cân đối, nhất là mùa xuân. Mùa thu cần phải bổ sung phân bón, mùa hè cần dinh dưỡng nhiều nhưng bón vào thời kỳ nóng nực nên bón chia làm nhiều lần, mỗi lần cần lượng phân bón ít, bón vào chiều tối. Khi cây ra hoa không nên bón phân vì phân vương vãi vào sẽ làm hỏng hoa. Với đặc điểm của hoa hồng như trên, nên những vùng trồng hoa ở miền Bắc đã chọn phân Văn Điển bón cho hoa rất hiệu quả. Các giống hoa hồng ở miền Bắc là đỏ pháp, vàng yến, Hà Lan, phấn đỏ Trung Quốc, trắng Mỹ, đỏ xác pháo Trung Quốc, VR2, VR4, VR6 và hồng tỷ muội.
Một điều đáng quan tâm trong những vùng trồng hoa truyền thống là trồng chuyên canh nhiều năm, thường xuyên, hàng vụ đầu tư lượng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật rất lớn. Cùng với đó là sự tồn dư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật làm đất thoái hóa, ngộ độc với các biểu hiện chai cứng, độ chua ngày càng tăng, hấp thu chất dinh dưỡng kém, nhiều chất độc hại và các mầm mống sâu bệnh tích lũy ngày càng nhiều. Điều đó không những làm giảm năng suất, chất lượng hoa, sản phẩm không an toàn, khó xuất khẩu mà còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Phân lân Văn Điển là loại phân chậm tan, chỉ tan trong dung dịch axit yếu do rễ cây tiết ra, cây cần đến đâu phân hòa tan đến đó, phân còn dành để vụ sau nên hạn chế bị rửa trôi. Lân Văn Điển có tỷ lệ canxi (vôi) tương đối cao, có tính kiềm (PH: 8 - 8,5) nên có tác dụng khử chua. Canxi còn khử sắt nhôm để chúng không kết tủa làm thối rễ. Ngoài ra, lân Văn Điển còn có ưu điểm hơn các loại lân khác là có đầy đủ các chất trung và vi lượng. Các chất này giúp cây trồng tăng năng suất, chất lượng, tăng khả năng chống chịu với những điều kiện thời tiết bất thuận, với sâu bệnh và phân hủy các chất độc hại, tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng, khống chế các mầm mống sâu bệnh, nâng cao độ phì nhiêu của đất, giúp cho sản xuất hoa hiệu quả, an toàn và bền vững. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho hoa hồng do thành phần chính có lân Văn Điển nên cũng có tác dụng như vậy.
Đa số nông dân trong những vùng trồng hoa nhận xét: Phân Văn Điển giúp cho cây hoa hồng có nhiều mầm vượt, lá màu xanh sáng, bản lá dày, ít có đốm vàng sọc, vết bệnh trên thân, lá, bông hoa to, có độ đồng đều cao, màu sắc đẹp và bảo quản được lâu. Nên kết hợp bón lân Văn Điển với NPK Văn Điển… nên bón đủ phân hữu cơ hoai mục và bổ sung phân đạm ure và phải bón nhiều lần. Khoảng tháng 1 bón 1 sào: 30 - 40 kg lân Văn Điển, tháng 4 và tháng 8 bón 1 sào 20 - 30kg NPK Văn Điển. Ngoài ra, trừ tháng 4 và tháng 8, cứ 10 đến 15 ngày bón 1 sào 5- 7kg đạm ure. Cuốc hốc cách gốc 20 - 30cm, sâu 10 - 15cm, bón phân, lấp đất, tưới đủ ẩm.