Hợp tác khai thác hiệu quả sông Mekong

Biển Hồ (Campuchia) cạn kiệt dần do biến đổi khí hậu và khai thác tài nguyên nước quá mức. ảnh: LT
Biển Hồ (Campuchia) cạn kiệt dần do biến đổi khí hậu và khai thác tài nguyên nước quá mức. ảnh: LT
TP - Ngày 1/4, tin từ Bộ Ngoại giao cho biết, Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ hai sẽ diễn ra tại TPHCM từ ngày 3 đến 5/4 với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao nước chủ nhà Việt Nam và các quốc gia nằm trên lưu vực sông Mekong (Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia).

Hội nghị tái khẳng định cam kết cao nhất của 4 quốc gia thành viên (Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam) trong việc tăng cường hợp tác cho sự phát triển bền vững lưu vực sông Mekong; xác định các lĩnh vực ưu tiên cho các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác trong Ủy hội giai đoạn tiếp theo, đặc biệt là đảm bảo an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Những vấn đề được đề nghị thảo luận, gồm: Cơ hội và thách thức của lưu vực sông Mekong và vai trò của Ủy hội sông Mekong quốc tế trong giai đoạn mới; hợp tác vùng để thúc đẩy sử dụng và phát triển bền vững sông Mekong trong bối cảnh gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên và biến đổi khí hậu.

Một trong các kết quả chính của hội nghị là Tuyên bố Thành phố Hồ Chí Minh - thông điệp chính trị mạnh mẽ từ 4 nước thành viên về hợp tác và cam kết phát triển bền vững lưu vực sông Mekong.

Tuyên bố sẽ tập trung vào đánh giá những thành tựu đạt được kể từ hội nghị lần thứ nhất (diễn ra tại Thái Lan năm 2010); phân tích các cơ hội và thách thức của khu vực; khẳng định các lĩnh vực hành động ưu tiên; cam kết thực hiện các hành động cũng như đưa ra các định hướng chiến lược cho giai đoạn tiếp theo của Ủy hội.

Hội nghị lần này sẽ hướng vào các sự kiện toàn cầu trong năm 2015 với việc xác định các cơ hội và thách thức của các Chương trình phát triển sau năm 2014 lưu vực sông Mekong và các giải pháp thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững.

Theo Bộ Ngoại giao, dưới áp lực về tăng dân số và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong lưu vực Mekong gần đây đã có sự phát triển mạnh mẽ về tài nguyên nước bao gồm các dự án phát triển thủy điện trên dòng chính và dòng nhánh, các dự án lấy nước phục vụ tưới, các hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy sản, giao thông thủy... Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích phát triển kinh tế - xã hội, các dự án cũng ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường, sinh thái, chất lượng nước. Ngoài ra, biến đổi khí hậu toàn cầu cũng đã làm thay đổi chế độ mưa – dòng chảy của lưu vực.

Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững lưu vực Mekong được bốn quốc gia hạ lưu (Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam) ký kết ngày 5/4/1995. Tại hội nghị lần thứ nhất, các nước đã đạt được cam kết hợp tác để quản lý tổng hợp và bảo vệ nguồn tài nguyên nước bền vững phục vụ phát triển, tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế trong lưu vực sông Mekong.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.