Hội đồng trường là 'cánh tay' nối dài của ban giám hiệu?

Hội đồng trường cần có thực quyền
Hội đồng trường cần có thực quyền
TPO - Với cơ chế của Luật hiện hành, hội đồng trường dường như là 1 thiết chế nối dài của ban giám hiệu.

“Nhiệm vụ, hoạt động của Hội đồng trường chủ yếu có tính chất tham mưu cho Hiệu trưởng, trong khi đó lẽ ra hội đồng trường phải nắm vai trò quản trị, chỉ đạo Hiệu trưởng để Hiệu trưởng làm tốt công tác quản lí. Với cơ chế của Luật hiện hành, hội đồng trường dường như là 1 thiết chế nối dài của ban giám hiệu. Tức là giống như ban giám hiệu mở rộng chứ chưa phải là cơ quan quyền lực cao nhất quyết nghị những vấn đề, chính sách vĩ mô của một cơ sở đào tạo ĐH”.

Đó là nhận định của PGS. Vũ Thị Lan Anh, Phó hiệu trưởng trường ĐH Luật Hà Nội trước vai trò của các Hội đồng trường đang tồn tại ở các trường ĐH Việt Nam.

Theo PGS. Vũ Thị Lan Anh, hiện cả nước có 23/170 cơ sở giáo dục ĐH công lập triển khai thí điểm thực hiện tự chủ theo nghị quyết 77 của Chính phủ. Tuy nhiên, trong quá trình thí điểm, các trường vẫn gặp nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách. Để tự chủ ĐH, việc quan trọng nhất là các trường ĐH phải có một bộ máy quản trị hiệu quả, với các trường ĐH công lập chính là “Hội đồng trường”.

Nhưng thực tế, thời gian qua, tại 23 ĐH tự chủ thí điểm, Hội đồng trường chưa có thực quyền, chưa phát huy hết được vai trò, vị trí. Không những thế, mới có 1/3 trong tổng số 23 trường ĐH có hội đồng trường. Nhưng, ngay tại các trường đã thành lập được hội đồng trường thì vai trò của nó cũng rất mờ nhạt, chưa chứng tỏ được vai trò quản trị của mình.

“Đơn cử như, có trường đưa cán bộ quản lí cấp phòng – là cấp dưới của hiệu trưởng - lên làm chủ tịch hội đồng trường để chỉ đạo lại hiệu trưởng. Hay tại một số nơi đang có sự tham gia của tất cả các thành viên ban giám hiệu, đại diện các phòng ban vào hội đồng trường” – PGS. Vũ Thị Lan Anh nêu thực tế.

Bà cũng cho biết, nhiệm vụ, hoạt động của các hội đồng trường này chủ yếu có tính chất tham mưu cho Hiệu trưởng. Trong khi, nhiệm vụ của Hội đồng trường là quản trị, chỉ đạo Hiệu trưởng để Hiệu trưởng làm tốt công tác quản lí.

Cũng theo PGS. Vũ Thị Lan Anh, trong dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH đã tạo nên hành lang pháp lý khá tốt cho việc tổ chức quản trị cơ sở đào tạo ĐH. Cụ thể là Hội đồng trường được trao thực quyền rất lớn trong việc xây dựng các chính sách định hướng cho nhà trường, ban hành các quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính của trường, quyết định nhân sự hiệu trưởng để trình cơ quan quản lí có thẩm quyền công nhận.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.