Hội chứng khiến người bệnh sở hữu vẻ ngoài kỳ dị có 1 không 2

Hội chứng khiến người bệnh sở hữu vẻ ngoài kỳ dị có 1 không 2
Thực tế, có không ít hội chứng di truyền đặc biệt khiến người mắc phải trở nên dị biệt khi sở hữu vẻ bề ngoài “có 1 không 2”.
Hội chứng khiến người bệnh sở hữu vẻ ngoài kỳ dị có 1 không 2 ảnh 1

1. Bệnh bạch biến
Bạch biến là hội chứng căn bệnh khiến da, tóc và thậm chí cả móng tay, móng chân mất màu. Hiện tại, không có phương pháp điều trị nhưng quá trình này có thể được làm chậm lại. Bệnh bạch biến không gây ảnh hưởng, phiền phức tới các hoạt động thường ngày nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ bề ngoài của người bệnh.

Hội chứng khiến người bệnh sở hữu vẻ ngoài kỳ dị có 1 không 2 ảnh 2

2. Piebaldism
Bạn đừng quá ngạc nhiên nếu nhìn thấy 1 người có mảng tóc kèm da đầu màu trắng từ khi được sinh ra, bởi nhiều khả năng họ mắc hội chứng di truyền hiếm gặp Piebaldism. Được biết, căn nguyên của hiện tượng này chính là sự thiếu hụt của 1 loại tế bào có tên gọi melanocytes (tế bào bạch cầu) trong cơ thể.

Hội chứng khiến người bệnh sở hữu vẻ ngoài kỳ dị có 1 không 2 ảnh 3

3. Bệnh bạch tạng
Đây có lẽ là hội chứng được nhiều người biết đến nhất trên thế giới. Bạch tạng không chỉ khiến người mắc bệnh có vẻ ngoài khác thường khi toàn bộ cơ thể, bao gồm cả tóc chuyển sang màu trắng mà còn gây nên các vấn đề về sức khoẻ như điếc, suy giảm thị lực... 

Hội chứng khiến người bệnh sở hữu vẻ ngoài kỳ dị có 1 không 2 ảnh 4

4. Hội chứng Waardenburg
Hội chứng Waardenburg là một đột biến gene hiếm gặp khiến một người có màu mắt xanh đồng thời bị điếc bẩm sinh và những dị tật khác nữa.

Hội chứng khiến người bệnh sở hữu vẻ ngoài kỳ dị có 1 không 2 ảnh 5

5. Hội chứng mắt nhiều màu
Nếu ai đó có 2 màu mắt khác nhau thì chứng tỏ họ đã mắc một hội chứng đột biến gene có tên là heterochromia iridum khiến dị hợp tử không đều. Được biết, sự đột biến này sẽ khiến các sắc tố bố trí rải rác và không đồng đều trên mống mắt, tạo ra nhiều màu trong mắt.

Hội chứng khiến người bệnh sở hữu vẻ ngoài kỳ dị có 1 không 2 ảnh 6

6. Bạch cầu mắt
Hay còn gọi là bạch tạng mắt, đây là một hội chứng di truyền hiếm, khi mà chỉ có các hạt sắc tố ở giác mạc bị biến mất, thay vì cả cơ thể như ở bệnh bạch tạng toàn phần mà chúng ta thường thấy. Nếu bắt gặp một người sở hữu cặp mắt màu xanh dương hoặc xanh lá nhưng lại là thành viên của một gia đình có màu mắt đậm thì rất có thể họ đã mắc phải hội chứng này.

Theo Theo Kiến thức
MỚI - NÓNG