TPO - Dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học được để xuất sửa đổi 39/73 điều, chiếm 53% tổng số điều của Luật giáo dục ĐH và bổ sung 2 điều (điều 16a và 17a). Trong đó, học phí ĐH được xác định theo Luật giá, Luật phí và Lệ phí.
Trước đó, tại dự thảo 2 dự kiến sửa đổi bổ sung 36/73 điều của Luật giáo dục ĐH.
Các ĐH được tự chủ mở ngành từ cử nhân đến tiến sĩ
Trong tờ trình Chính phủ, một trong những nội dung đáng chú ý đó là mwor rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tự chủ ĐH. Trong đó, về tự chủ hoạt động chuyên môn, Luật cho phép các trường ĐH được mở ngành khi đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng như được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng, có nghị quyết thông qua chủ trương mở ngành của Hội đồng trường, hội đồng quản trị và đáp ứng các điều kiện mở ngành theo quy định được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ ĐH, trình độ thạc sĩ, các ĐH được tự chủ mở ngành đến trình độ tiến sĩ; trừ các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe, khoa học giáo dục đào tạo giáo viên, an ninh quốc phòng phải được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ra quyết định cho phép mở ngành.
giáo dục ĐH sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới - Như Ý Về chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh, cũng được sửa đổi, bổ sung theo hướng chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo ngành, nhóm ngành đào tạo trên cơ sở nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, phù hợp với các điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác; cơ sở giáo dục ĐH tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục ĐH; đảm bảo chất lượng đầu ra đáp ứng nhu cầu xã hội; trừ các cơ sở giáo dục ĐH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ công an chỉ được đạo theo chỉ tiêu được giao và các ngành đào tạo giáo viên viên được giao chỉ tiêu theo nhu cầu sử dụng giáo viên của địa phương. Học phí ĐH được xác định theo luật giá, Luật phí và Lệ phí Một nội dung khác được quan tâm đó là về tự chủ tài sản, tài chính, Dự thảo Luật sửa đổi để chuyển học phí của cơ sở giáo dục ĐH sang quy định về định giá dịch vụ đào tạo, phù hợp với Luật giá, Luật phí và Lệ phí. Cơ sở giáo dục ĐH công lập được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của chính phủ về giá dịch vụ đào tạo, đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo. Giá dịch vụ đào tạo phải được công bố công khai cho từng năm học, khóa học cùng với thông báo tuyển sinh. Đối với việc quản lý tài chính của cơ sở giáo dục ĐH, dự thảo quy định cơ sở giáo dục ĐH công lập tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động (chi thường xuyên và đầu tư) và cơ sở giáo dục ĐH công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, có văn bản thông qua chủ trương của hội đồng trường.
Đối với đổi mới quản trị ĐH, Dự thảo Luaajt cũng quy định cụ thể Hội đồng trường phải có tối thiểu 30% thành viên là các nhà khoa học, quản lý, doanh nhân, nhà hoạt động xã hội... ở ngoài trường; có tối thiểu 25% là các giáo sư, phó giáo sư, nhà giáo tiêu biểu ở các khoa, bộ môn; có các quyền của tổ chức quản trị trường, quyết định định hướng phát triển, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, quyết định cơ cấu tổ chức và các nhân sự quan trọng trong bộ máy quản lý, điều hành.
Các trường thuộc Bộ Công An, Bộ Quốc phòng chỉ đào tạo nhân lực phục vụ an ninh quốc phòng theo chỉ tiêu nhà nước giao nên hội đồng trường do Thủ tướng Chính phủ quy định.