Học như máy...

Học như máy...
“Chính việc biến mình thành cái máy học đã khiến nhiều bạn học sinh trở lên vô cảm với thế giới xung quanh. Đấy là lý do chúng ta thiếu những sáng tạo trẻ”.

Học như máy...

“Chính việc biến mình thành cái máy học đã khiến nhiều bạn học sinh trở lên vô cảm với thế giới xung quanh. Đấy là lý do chúng ta thiếu những sáng tạo trẻ”.

Em Nguyễn Châu Anh, học sinh lớp 11, lớp hóa 1, trường THPT Hà Nội - Amsterdam
Em Nguyễn Châu Anh, học sinh lớp 11, lớp hóa 1, trường THPT Hà Nội - Amsterdam.
 

Em Nguyễn Châu Anh, học sinh lớp 11, lớp hóa 1, trường THPT Hà Nội - Amsterdam, người vừa đoạt giải vàng tại cuộc thi Triển lãm Quốc tế về Sáng tạo KHCN trẻ 2013 tâm sự với PV về câu chuyện "máy học".

Thắng và thua

Trước khi “mang chuông đi đánh xứ người” em có nghĩ mình đoạt giải cao nhất không?

Thú thật trước khi đi, chúng em xác định là đi thi để có dịp trao đổi, học tập kinh nghiệm, may mắn thì đoạt được giải, chứ không nghĩ đến chuyện mình sẽ đoạt giải vàng.

Có vẻ em đã không tự tin vào mình?

Thực sự chúng em rất tự tin vào công trình của mình, vì công trình đã được đoạt giải nhì từ cuộc thi Sáng tạo trẻ toàn quốc năm 2012. Trước khi đi chúng em đã chuẩn bị rất kỹ phần thuyết trình. Em cũng khá tự tin với vốn tiếng Anh của mình để có thể “đối thoại” với ban giám khảo. Tại cuộc thi, em còn đảm nhiệm phiên dịch cho các bạn khác trong đoàn. Tuy nhiên, những năm trước, tại cuộc thi này đoàn Việt Nam chưa bao giờ đoạt giải vàng. Hơn thế, cuộc thi này hội tụ nhiều anh tài đến từ các nước có tiềm lực KHCN mạnh như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan... Chúng em bị thiếu các thông tin về công trình sáng tạo của các bạn ở các nước khác. Em đã nghĩ các đối thủ của mình rất “siêu”.

Giờ em có thấy mình “siêu” hơn họ?

Em nghĩ về trí thông minh, người Việt không thua kém bạn bè quốc tế. Việc học sinh Việt Nam luôn đạt giải cao tại các kỳ thi quốc tế và việc đoàn chúng em toàn thắng tại cuộc thi này là một ví dụ. Tuy nhiên, ngay cả khi đoàn Việt Nam mình thắng đậm, em cũng tự thấy rằng vẫn có nhiều điểm chưa bằng đối thủ.

Thua ở điểm nào?

Thứ nhất em để ý không chỉ ở cuộc thi này đâu, nhìn chung khi ra quốc tế, chúng ta bị yếu ngoại ngữ, đây là một trở ngại lớn khi giao tiếp và truyền tải thông điệp. Thứ nữa chúng ta thiếu tự tin khi thể hiện mình trước đám đông. Một điểm nữa là các sản phẩm của các bạn quốc tế được đầu tư rất công phu và bài bản. Điều này cho thấy, các ý tưởng sáng tạo của họ đã được quan tâm và đầu tư thích đáng. Trong khi ở Việt Nam, em thấy ý tưởng sáng tạo của giới trẻ, đặc biệt là của học sinh phổ thông như chúng em chưa thật sự thu hút được sự chú ý của nhà trường và xã hội.

Sáng tạo không đợi tuổi

Theo em, tại sao sự sáng tạo của bọn em chưa nhận được sự quan tâm nhiều?

Có thể mọi người lo khi chúng em mày mò làm cái này cái kia có thể ảnh hưởng tới việc học.

Nhưng có thể coi nghiên cứu sáng tạo cũng là cách để trau dồi kiến thức?

Trước đây, cũng có lúc em nghĩ rằng là học sinh tốt nhất nên chuyên chú dành toàn bộ thời gian vào học. Nhưng khi chính em bắt tay vào hoàn thiện ý tưởng của mình em chợt hiểu ra rằng khi làm gì đó bắt buộc mình phải tìm hiểu không phải chỉ từ sách vở, mà còn qua mạng internet, qua trao đổi với người thân, đó cũng là một cách để mở mang và trau dồi kiến thức.

Tuy nhiên, có thể những kiến thức đó không phục vụ vào việc học, ví dụ em học chuyên hóa còn ý tưởng của em lại là xây dựng mô hình trồng cây xanh. Rõ ràng không có sự liên hệ nào?

Em có ước mơ về sau này sẽ sử dụng kiến thức hoá để đi sâu vào lĩnh vực bảo vệ môi trường vì vậy em rất quan tâm đến các vấn đề bảo vệ môi trường. Sáng kiến của em có thể không phục vụ trực tiếp cho môn hóa ở phổ thông nhưng sẽ rất có ích cho ngành học của em sau này về môi trường.

Theo em, các sáng tạo trẻ có khả năng áp dụng vào thực tế được không?

Em thích câu hỏi này của chị. Trước đây em cũng từng nghĩ rằng những giáo sư, tiến sĩ những người có nhiều kinh nghiệm làm việc trong những phòng nghiệm lớn mới có thể tạo ra được những sản phẩm có ích và phục vụ được cuộc sống. Sau khi tham gia cuộc thi vừa qua có cơ hội gặp các bạn cùng trang lứa, em nhận ra rằng sáng tạo thì không chờ tuổi. Ở lứa tuổi nào sẽ có sáng tạo phù hợp với lứa tuổi ấy. Có bạn thiết kế găng tay giúp người nội trợ khỏi bị đứt tay, làm quả đếm cầu phục vụ môn thể dục... Ai bảo những ý tưởng này không có tính ứng dụng và không áp dụng được.

Nhiều người học đến mức trở thành máy học

Mải mê học cũng là điểm tốt đấy chứ?

Sẽ không tốt khi chúng ta làm quá lên. Học sinh ở Việt Nam chủ yếu là học theo sách vở. Nhiều người học đến mức trở thành cái máy học. Những cái máy học chỉ biết đến sách vở chứ không biết gì đến cuộc sống xung quanh.

Em là một ngoại lệ chứ?

Có một thời gian nhiều người cũng bảo em là cái máy học đấy. Em và chắc có nhiều bạn học sinh khác đang bị áp lực điểm số đè nặng nên phải lao đầu vào học. Khi bước chân vào cấp ba, thú thật là thành tích học của em so với mặt bằng chung là khá tốt nhưng em nhận ra rằng hiểu biết xã hội, giao tiếp xã hội của em lại chưa được tốt như nhiều bạn.

Và em đã thay đổi?

Em vẫn phải “cày” vì tương lai phía trước. Mục tiêu của em là sau khi tốt nghiệp cấp 3 em sẽ cố gắng tìm được học bổng để đi du học ở một trương đại học uy tín trên thế giới. Để đạt được điều đó em vẫn phải tận dụng từng giây từng phút để học. Có điều thay vì trở thành cái máy học vô cảm, em thấy cần cân đối thời gian để có những giây phút ngoài sách vở.

Những giây phút ấy em làm gì?

Em tham gia các hoạt động xã hội và làm những việc em yêu thích... Em nghĩ mình cần phải mở rộng hơn, học thêm trong cuộc sống, học những điều ngoài sách vở. Và điều quan trọng là phải luôn quan sát, tìm tòi và nuôi dưỡng những ước mơ, phải luôn nghĩ rằng mình cần gắng làm cái gì đó để cuộc sống xung quanh ngày càng tốt hơn (cười).

Chúc những ước mơ của em sẽ bay cao!

Theo Lan Hoa
Kiến Thức

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.