Hoàn thiện chính sách hỗ trợ nạn nhân bom mìn

0:00 / 0:00
0:00
Bom mìn sót lại sau chiến tranh vẫn để lại hậu quả nặng nề cho người dân Việt Nam.
Bom mìn sót lại sau chiến tranh vẫn để lại hậu quả nặng nề cho người dân Việt Nam.
Bom mìn còn sót lại sau chiến tranh vẫn để lại hậu quả nặng nề cho người dân trên cả nước, với khoảng 60.000 người khuyết tật do bom mìn sót lại phát nổ. Chính sách trợ giúp nạn nhân bom mìn sau chiến tranh luôn được Đảng và Nhà nước đặt biệt quan tâm.

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, giai đoạn 2016-2020, các chính sách trợ giúp nạn nhân bom mìn đã ngày càng hoàn thiện, được lồng ghép với chính sách trợ giúp người khuyết tật. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật (trong đó có nạn nhân bom mìn). Chủ tịch nước phê chuẩn Công ước 159 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về phục hồi chức năng lao động và việc làm cho người khuyết tật

Trong 5 năm qua, Quốc hội đã thông qua 3 luật sửa đổi, bổ sung trong đó có lồng ghép các quy định để bảo vệ quyền của người khuyết tật, trong đó có người khuyết tật do bom mìn, gồm Luật Kiến trúc, Luật Giáo dục, Bộ luật Lao động.

Các văn bản quy phạm pháp luật trên đã đảm bảo cho nạn nhân bom mìn có quyền bình đẳng tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học tập, làm việc, tiếp cận dịch vụ xã hội…

Đến nay, tất cả cấp xã/phường đã tiến hành xác định, phân loại, xếp hạng và cấp thẻ cho gần 3 triệu người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng và khuyết tật nhẹ (trong đó có nạn nhân bom mìn, nạn nhân chất độc hóa học).

Cả nước hiện có trên 1,6 triệu trẻ em khuyết tật, trong đó có trên trên 90.000 trẻ khuyết tật nặng bao gồm nạn nhân bom mìn tiếp tục được học tập; thành lập 97 cơ sở giáo dục chuyên biệt, 18 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, 2 trường Đại học Sư phạm và 3 trường Cao đẳng sư phạm thành lập khoa giáo dục đặc biệt và mở các mã ngành đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật. Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với Bộ GD&ĐT nghiên cứu xây dựng hệ thống ngôn ngữ kí hiệu và Hệ thống chữ nổi cho người khuyết tật.

Theo báo cáo chưa đầy đủ của các bộ ngành, địa phương, năm 2019 có khoảng 20.000 người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng tại các cơ sở giáo dục nhà nước. Trường cao đẳng nghề của Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam mở 2 lớp dạy nghề cho 175 con, cháu nạn nhân.

Giai đoạn 1016-2020, ngân sách trung ương đã bố trí 17.517 tỷ đồng trợ cấp hàng tháng và mua thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có nạn nhân bom mìn; 131 tỷ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục đối với người khuyết tật. Đến nay, cả nước có trên 1 triệu người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, trên 100.000 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc người khuyết tật tại cộng đồng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và nhiều trẻ em khuyết tật được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp xã hội.

Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Bộ Y tế tập trung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, bao phủ chi trả bảo hiểm y tế cho người khuyết tật, trong đó có người khuyết tật do bom mìn.

Đến nay, cả nước giải quyết việc làm khoảng 1,5 triệu lao động khuyết tật, trong đó khoảng 10% là nạn nhân bom mìn. Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang triển khai thực hiện Chương trình tín dụng cho vay giải quyết việc làm đối với người khuyết tật, nạn nhân bom mìn; các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, nạn nhân bom mìn. Riêng năm 2019 đã hỗ trợ cho 2.277 người khuyết tật vay vốn để tạo, duy trì và mở rộng việc làm khoảng 7.000 người khuyết tật.

Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam, đến nay có khoảng 163.000 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; hơn 73.000 con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

MỚI - NÓNG
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm
TP - “Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Dự kiến tháng 7/2026, nơi in dấu chân chị Trâm sẽ kết nối hệ thống cao tốc Bắc-Nam.