> Đỗ Đức nhìn ngựa thấy thân phận con người
Tác phẩm "Nhà tập thể". |
Những năm gần đây, không mấy khi thấy Tuấn trong các triển lãm, hỏi người thân thì được trả lời: Anh ấy đang vẽ và vẫn đang vẽ… Ngạc nhiên, nhưng cũng không khó hiểu lắm bởi ai cũng biết, anh là người lấy công việc sáng tạo là niềm vui và lẽ sống. Liên tiếp từ 1991 cho đến nay gần như mặc định mỗi năm Tuấn tham gia một cuộc triển lãm, khi thì Sài Gòn, lúc Hà Nội, lúc Hồng Kông, khi Thụy Sĩ. Thế nhưng, để có triển lãm cá nhân, anh thường phải mất 10 năm.
Nhìn ra và nhìn vào
Tuấn có triển lãm cá nhân đầu tiên vào năm 1991, nhưng không thật ấn tượng lắm. Đến triển lãm cá nhân lần thứ hai với tên gọi “Quy ước và Vĩnh cửu” hồi tháng 12 năm 2004 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mới thật sự để lại dấu ấn sau 13 năm lao động miệt mài. Đến tháng 1/2014, sau 10 năm nữa, anh mới lại có một triển lãm cá nhân mang tên “ Nhìn ra ngoài và nhìn vào trong”.
Tại triển lãm cá nhân năm 2004, Tuấn phát biểu: "Tôi không có ý định đi tìm cho mình một hình thức bởi đó chỉ là phương tiện để bộc lộ suy nghĩ. Những ý tưởng sinh ra hình thức và điều đó làm đa dạng và phong phú cho hội họa. Bất chấp mọi đối tượng, mọi chất liệu và mọi cách thể hiện người ta vẫn nhận ra một cá thể duy nhất trong mọi công việc”.
Bức "Thời hiện tại". |
Ở triển lãm lần này, cũng vẫn nhận ra Tuấn qua tác phẩm. Tuy nhiên các tác phẩm được trưng bày dường như đều chứa đựng 10 năm ngẫm ngợi của một con người. Dòng tư tưởng của Tuấn từ triển lãm trước đến giờ giống như một vòng xoáy với chiều đi lên.Và cũng rất khó có thể định tác phẩm của Tuấn ảnh hưởng của xu hướng nào trong tiến trình hội hoạ, người xem chỉ thấy nó rất hiện đại.
Tuấn nói: “Nhìn ra, chúng ta nhìn mãi, phát hiện mãi. Nhìn vào, tâm hồn mình cũng vậy…Nên tôi cứ nhìn mãi ra ngoài và nhìn mãi vào trong”. Những suy nghiệm của Tuấn như từng trang, từng trang được lần mở ra.Những cái mặt, những dáng người, những mạch dẫn điện tử.v.v. tất cả được dàn dẫn trên một mặt phẳng mầu sắc. Và khi tất cả đã được đặt vào vị trí của nó, người xem bắt đầu cảm nhận.
Hư và thực
Không gian trong tranh của Tuấn là những không gian do chính Tuấn suy nghiệm, hội họa chỉ là phương tiện để chuyển tải nó. Quả là khó khi từ một suy nghiệm trừu tượng chuyển ra suy nghiệm hình ảnh, Tuấn đang chuyển dần những gì anh đang chiêm nghiệm và có lẽ nó sẽ chỉ dừng lại khi nào anh không còn cầm được bút vẽ nữa.
Tôi thấy trên rất nhiều bố cục của Tuấn không gian là vô biên, không còn phân biệt đâu là người vẽ, đâu là đối tượng được vẽ Nhà phê bình Thái Bá Vân |
Những hình tượng mà Tuấn đặt ra trong các tác phẩm của mình, cũng là những lằn ranh mong manh trong cảm nhận của cái hư và thực. Với những sáng tạo của mình, Tuấn không còn hướng tới những cái đẹp đơn thuần nữa mà anh đang hướng hội họa của mình gần tới biểu tượng và đến Đạo.
Có thể gọi hành trình sáng tạo trong quãng thời gian 10 năm qua của Tuấn là quá trình hành Thiền. Tuấn đang Thiền với bản ngã sáng tạo của mình, Thiền với những ý niệm mà anh đã xới lên trong triển lãm cá nhân đầu tiên của mình. Cho tới nay, Phạm Minh Tuấn vẫn đang hành thiền trong thiền viện hội họa của mình.
Sinh thời, nhà phê bình Thái Bá Vân đã nói về Tuấn: “…Phạm Minh Tuấn là một hành giả mà tiềm năng trực giác còn ẩn tàng trong tâm niệm chứ không hề có sự buông lỏng quán tính nghệ thuật của mình khỏi bổn phận nhân văn Việt Nam trước hiện tại. Nhưng chính ở đó lại là sự tập trung cao độ, như một trạng thái sinh lí nửa tỉnh, nửa mê của những người tu Thiền hay Phật tử khi hành đạo: cái ta sẵn sàng thấy rõ trong tâm lí nước non mình, cái là thuộc tính không thể nào không có của hành vi sáng tạo…”
|