Đôi nét về hoa đỗ quyên đỏ
Hoa đỏ quyên đỏ hay thường gọi là đỗ quyên. Hoa có vị chua, ngọt, tính ấm, tác dụng hòa huyết, điều kinh, khư phong thấp. Rễ có vị chua, ngọt, tính ấm, tác dụng hòa huyết chỉ huyết, khư phong chỉ thống. Lá vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết.
Theo Tiến sĩ Võ Văn Chi- tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam, quyên đỏ có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được. Đông y dùng hoa, lá, rễ, hạt quyên đỏ làm thuốc. Hoa thu hái vào mùa xuân, lá vào mùa hè thu, rễ quanh năm.
Tuy thành phần của quyên đỏ có 2 chất độc là andromedotoxin và ericolin, quyên đỏ lại có nhiều công dụng cực tốt cho sức khoẻ con người. Ngoài tốt cho hệ tim mạch, giúp hạ huyết áp, giảm đau; quyên đỏ còn được dùng để trị bệnh phụ khoa và mề đay.
Một vài bài thuốc từ quyên đỏ do Tiến sĩ Võ Văn Chi biên soạn:
Đòn ngã buốt đau: Lấy 10g hạt quyên đỏ rang giòn, tán thành bột. Mỗi lần uống 1,5g với nước gạo hoặc rượu trắng.
Vết thương ngoài mắt sưng đỏ: Dùng một lượng vừa đủ hoa và lá quyên đỏ non. Rửa sạch, giã nát, thêm chút sữa người, dùng để đắp ngoài chỗ đau.
Ngoại thương xuất huyết: Lấy một lượng vừa đủ hoa, lá quyên đỏ tươi, giã nát đắp ngoài vết thương.
Mề đay: Dùng một lượng vừa đủ hoa, lá quyên đỏ tươi cùng với vị thuốc ké đầu ngựa, thiên lý quang. Tất cả đem sắc lấy nước để rửa ngoài vùng da nổi mày đay.
Kinh nguyệt không đều, nước kinh trong đặc, lưng bụng đau buốt: Rễ quyên đỏ, hải kim sa, mỗi loại 30g. Ô dược 15g. Tất cả đem sắc nước uống trước kỳ kinh 5 ngày. Uống liên tục trong 3-5 ngày. Mỗi ngày chỉ dùng một thang.
Bạch đới: Rễ quyên đỏ, rễ hàm ếch, mỗi loại đều 15g. Tất cả đem sắc nước, bỏ bã để uống. Dùng nước thịt lợn luộc uống với thuốc. Mỗi ngày dùng một thang, liên tục trong 3-5 ngày.