Hỗ trợ tối đa để thanh niên vùng cao khởi nghiệp làm giàu

Chị Đoàn Thị Thanh Tâm, Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái phát biểu tại Hội nghị.
Chị Đoàn Thị Thanh Tâm, Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái phát biểu tại Hội nghị.
TPO - Đây là chủ đề xuyên suốt được lãnh đạo T.Ư Đoàn, lãnh đạo các Tỉnh đoàn trong cụm trao đổi, thảo luận trong Hội nghị Giao ban Cụm miền núi Tây Bắc Bộ vừa diễn ra tại tỉnh Yên Bái.

Tại hội nghị, các đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn 6 tỉnh Tây Bắc trình bày tham luận, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn, chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong cách làm hay, mô hình tốt trong công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm 2019. Việc khó khăn, vướng mắc trong huy động nguồn vốn, quỹ khởi nghiệp cho thanh niên.

Hỗ trợ tối đa để thanh niên vùng cao khởi nghiệp làm giàu ảnh 1 Đại diện Tỉnh Đoàn Sơn La chia sẻ kinh nghiệm tại hội nghị giao ban.

Bám sát nội dung trọng tâm chỉ đạo của Ban Chấp hành T.Ư Đoàn, các Tỉnh đoàn trong Cụm tổ chức thực hiện 7 công trình thanh niên cấp tỉnh; gần 200 công trình thanh niên cấp huyện; hơn 3.000 công trình, phần việc thanh niên cấp cơ sở; trồng mới trên 500.000 cây xanh các loại; tư vấn hướng nghiệp cho hơn 79.0000 thanh thiếu niên, giới thiệu việc làm cho hơn 16.000 thanh niên.

Triển khai thực hiện cuộc vận động “Mỗi thanh niên một ý tưởng sáng tạo” tới đoàn viên, thanh niên đã có hơn 6.000 ý tưởng, sáng kiến của thanh niên cụm Tây Bắc Bộ 6 tháng đầu năm 2019; triển khai hiệu quả các nguồn vốn vay hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, với tổng nguồn vốn vay ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội hơn 3.313 tỷ đồng, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm kênh T.Ư Đoàn trên 5 tỷ đồng...

Chỉ đạo tại hội nghị, anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Thường trực T.Ư Đoàn ghi nhận những cách làm mới, mô hình hay trong quá trình triển khai chủ đề công tác năm và các hoạt động trọng tâm, gắn với kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ của các Tỉnh đoàn trong cụm Tây Bắc.

Hỗ trợ tối đa để thanh niên vùng cao khởi nghiệp làm giàu ảnh 2 Anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Thường trực T.Ư Đoàn phát biểu chỉ đaọ tại hội nghị.

Trong 6 tháng cuối năm, anh Tuấn yêu cầu các tỉnh cần tập trung thực hiện tốt, đổi mới nội dung trong thực hiện phong trào tuổi trẻ sáng tạo, đóng góp vào ngân hàng ý tưởng sáng tạo, thúc đẩy vốn vay, quỹ ủy thác cho thanh niên khởi nghiệp;

“Đoàn cần phát huy vai trò hơn nữa trong việc đồng hành, chăm lo cho các em thiếu nhi, dành nhiều thời gian tổ chức các phong trào, hoạt động cho các em, rèn luyện các chỉ huy đội giỏi, có kỹ năng; tập trung tổ chức Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên các cấp. Đẩy mạnh việc hỗ trợ thanh niên vùng cao khởi nghiệp làm giàu”, anh Tuấn nhấn mạnh.

Đồng thời, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn cũng chỉ đạo việc đoàn thanh niên tham gia chủ động, trách nhiệm, hiệu quả trong việc tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Phối hợp cấp ủy nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn, đánh giá cán bộ, chuẩn bị nguồn cán bộ Đoàn kế tiếp đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện; phát triển đảng viên mới; nắm bắt tình hình tư tưởng thanh niên; tham gia đấu tranh, bảo vệ Đảng, phản bác lại các luận điệu xuyên tạc, thù địch, chống phá trên không gian mạng và ngoài đời sống xã hội.

Hỗ trợ tối đa để thanh niên vùng cao khởi nghiệp làm giàu ảnh 3 Dịp này, T.Ư Đoàn đã tặng bằng khen cho Tỉnh đoàn Yên Bái và Tỉnh đoàn Lào Cai đã hoàn thành việc thu thập dữ liệu Dự án nền tảng dữ liệu bản đồ số Việt Nam giai đoạn 2 năm 2019.

Trước đó, Đoàn giao ban công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng đầu năm 2019 Cụm Miền núi Tây Bắc bộ đã trao tặng 1 tủ sách thiếu nhi trị giá 20 triệu đồng và 10 suất học bổng cho 10 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất 1 triệu đồng tại Tiểu học và Trung học cơ sở Vân Hội, huyện Trấn Yên; Thăm tặng quà 2 hộ nghèo mỗi suất quà trị giá 5 triệu đồng.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.