Hồ sơ mật: Tám điệp viên bán thông tin vũ khí hạt nhân của Anh, Mỹ là ai?

0:00 / 0:00
0:00
Trong Chiến tranh Lạnh, đã có tới 8 nhân vật, trong đó có một số nhà khoa học, bán thông tin vũ khí hạt nhân của Anh và Mỹ cho KGB.

Ngay trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, những nước trước đây từng là đồng minh chống phát xít đã dần phân rã để sau khi kết thúc chiến tranh chia thành 2 phe rõ rệt, bắt đầu hơn 40 năm Chiến tranh Lạnh. Ở giai đoạn trước 1945 và khởi đầu Chiến tranh Lạnh (1947), trong khi nước Mỹ, Anh, Canada hối hả với Dự án Manhattan, một chương trình phát triển vũ khí hạt nhân tuyệt mật, thì Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa cũng tiến hành các chương trình của riêng mình.

Trong giai đoạn này, hai bên đã “tuyển” nhiều điệp viên của lẫn nhau. Đây là những điệp viên hai mang tuồn bí mật về vũ khí hạt nhân cho các bên. Kết quả là cả hai bên thành công trong phát triển bom nguyên tử (bom A) và bom nhiệt hạch (bom H), khởi đầu cho nỗi ám ảnh của chiến tranh hạt nhân kéo dài suốt nhiều thập niên cho đến tận ngày nay.

Hồ sơ mật: Tám điệp viên bán thông tin vũ khí hạt nhân của Anh, Mỹ là ai? ảnh 1

Vũ khí hạt nhân là nỗi ám ảnh hủy diệt đối với toàn thể nhân loại. Ảnh: sputnik

Trong giai đoạn chạy đua vũ khí hạt nhân đó, nhiều nhân vật nhờ công việc được tiếp xúc với thông tin tuyệt mật đã bán thông tin liên quan các kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân của Anh và Mỹ. Trong những nhân vật này, vì lý do tài liệu chưa được giải mật và bằng chứng là những thông tin thuộc diện bí mật quốc gia nên không thể đưa ra trước tòa, và thoát được truy tố. Tuy nhiên, không phải điệp viên nào cũng may mắn như vậy. Dưới đây là 8 điệp viên và nhà khoa học bị phát hiện bán thông tin về các chương trình hạt nhân của Anh và Mỹ cho KGB và GRU.

John Cairncross

Cairncross là thư ký riêng cho Maurice Hankey, một quan chức cấp cao của Anh trong Dự án Tube Alloys, một chương trình phát triển vũ khí hạt nhân tuyệt mật của nước này trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ở vị trí này, Cairncross được tiếp cận với thông tin về những nhà khoa học làm việc trong dự án Tube Alloys. Năm 1941, Cairncross đã bán cho Moscow một danh sách các nhà khoa học nguyên tử Mỹ và một báo cáo đánh giá triển vọng chế tạo bom nguyên tử của Anh sử dụng các đồng vị phóng xạ uranium.

Trong thập niên 1960, sau khi bị MI5 (Cơ quan an ninh và phản gián của Anh) thẩm vấn, Cairncross thú nhận đã bán thông tin tình báo cho KGB. Cairncross cũng đề nghị đổi thông tin tình báo từ Liên Xô để lấy quyền miễn trừ truy tố. Từ đó cho đến tận năm 1990, Cairncross mới được xác định là người thứ 5 trong nhóm điệp viên nổi tiếng đã từng gặp nhau tại Đại học Cambridge (Ngũ quái Cambridge) vào thập niên 1930 và trở thành điệp viên của KGB từ đó đến thập niên 1950. Bốn người còn lại là Kim Philby, Guy Burgess, Donald Maclean và Anthony Blunt. Năm 1995, Cairncross qua đời tại Herefordshire, Anh.

Melita Norwood

Hồ sơ mật: Tám điệp viên bán thông tin vũ khí hạt nhân của Anh, Mỹ là ai? ảnh 2
Khi bị cáo buộc bán thông tin mật về vũ khí hạt nhân cho KGB, Melita Norwood đã bước vào tuổi 87. Ảnh: Getty Images

Điệp viên phục vụ KGB lâu nhất ở Anh là Melita Norwood. Norwood là thư ký cho một giám đốc của Dự án Tube Alloys. Điệp viên này có một cuộc sống bình thường ở một ngoại ô London, nhưng hoạt động hết sức kín đáo và liên tục chuyển thông tin liên quan Dự án Tube Alloys cho các đặc vụ KGB trong suốt giai đoạn từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai cho đến tận thập niên 1970. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn chưa rõ Norwood đã bán những thông tin quan trọng đến mức nào cho KGB, nhưng năm 1979, khi đi thăm Liên Xô, Norwood đã được vinh danh một cách chính thức.

Điệp viên này chỉ bị phát hiện vào thập niên 1990 sau khi Liên Xô sụp đổ. Khi bị phát hiện, theo lời Giáo sư chính trị và lịch sử Harvey Klehr tại Đại học Emory (Mỹ), người chuyên nghiên cứu về hoạt động điệp báo giai đoạn Chiến tranh Lạnh, thì điệp viên này đã tỏ ra “rất tự hào và vui vẻ thú nhận hết những gì mình đã làm và còn nói rằng nếu có cơ hội sẽ vẫn làm lại điều đó”.

Klaus Fuchs

Klaus Fuchs là một nhà bác học người Anh gốc Đức. Năm 1933, khi Đức Quốc xã đang trên đà ngày càng nắm chắc quyền lực chính trị tại Đức, Fuchs đã bỏ trốn sang Anh và được nhập tịch năm 1942. Năm 1943, Fuchs gia nhập đội ngũ các nhà khoa học Anh được gửi tới Los Alamos tham gia Dự án Manhattan do Mỹ chủ trì. Nhờ làm việc trong dự án này, Fuchs nắm được thông tin mật về chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Mỹ và bán lại cho KGB.

Sau khi giải mã nhiều bức điện tín điệp báo, người ta phát hiện ra những hành động đáng ngờ của Klaus Fuchs. Đầu thập niên 1950, Fuchs thú nhận hoạt động gián điệp của mình. Việc Klaus Fuchs thú tội đã phơi bày thông tin liên quan tới Harry Gold, người đóng vai trò như một hộp thư con thoi chuyển tin cho các điệp viên khác ở Los Alamos.

David Greenglass

Harry Gold sau khi bị bắt đã khai ra David Greenglass, một thợ máy trong Lục quân Mỹ từng làm việc tại một cơ sở hạt nhân bí mật ở Oak Ridge, Tennessee trước khi được giao tới thực hiện nhiệm vụ tại Los Alamos vào năm 1944. Sau khi được “tuyển” bởi chính anh rể của mình là Julius Rosenberg, Greenglass bắt đầu bán thông tin về vũ khí hạt nhân cho KGB vào giữa năm 1945. Những thông tin này bao gồm một bản phác thảo vẽ tay có ghi chú cụ thể mô tả loại bom hạt nhân nổ sập (implosion bomb).

Hồ sơ mật: Tám điệp viên bán thông tin vũ khí hạt nhân của Anh, Mỹ là ai? ảnh 3
David Greenglass, một thợ máy trong Lục quân Mỹ từng làm việc tại một cơ sở hạt nhân bí mật ở Oak Ridge. Ảnh: Getty Images

Năm 1950, khi thú nhận hoạt động gián điệp của mình, Greenglass đã khai chính em gái mình, Ethel Rosenberg, là người đánh máy các ghi chú để gửi cho phía KGB. Dựa trên lời khai của Greenglasses, ông anh rể của điệp viên lộ tẩy này là Rosenberg đã bị bắt, bị kết án và xử tử vào tháng 6-1953.

Russell McNutt

Russell McNutt là một kỹ sư xây dựng ở New York và là bạn của Julius Rosenberg. Cuối năm 1943, McNutt đã động viên bạn mình xin việc tại Kellex, một công ty xây dựng nhà máy khuếch tán khí dòng lớn để tách uranium tại Oak Ridge. Rosenberg sau đó đã kết nối McNutt với KGB. Mặc dù đã chuyển cho KGB bản thiết kế của nhà máy, McNutt đã từ chối lời khuyên của Kellex gợi ý ông ta chuyển từ New York về Oak Ridge để có thể tiếp cận thêm nhiều dữ liệu khoa học hạt nhân hơn.

Theo Giáo sư Klehr thì: “Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã thẩm vấn Kellex vì có quan hệ mật thiết với Rosenberg, nhưng FBI chưa bao giờ nghi ngờ Rosenberg là điệp viên chuyên bán thông tin cho KGB. Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, McNutt làm việc cho Gulf Oil và trở thành trưởng bộ phận Gulf-Reston của công ty này. Bộ phận này xây dựng một khu vực ở Reston, Virginia, ngay bên cạnh tổng hành dinh của CIA ở Langley. Hoạt động điệp báo của McNutt sau đó đã được ghi lại trong sổ tay của Alexander Vassiliev, một nhà báo và cựu sĩ quan KGB, người có khả năng tiếp cận thông tin và ghi chép lại các tài liệu lưu trữ nhạy cảm của KGB có từ những năm của thập niên 1930 đến thập niên 1950.

Clarence Hiskey

Clarence Hiskey là một nhà hóa học nghiên cứu sự khuếch tán khí tại Đại học Columbia và sau đó chuyển đến làm việc tại Phòng thí nghiệm luyện kim Chicago. Phòng thí nghiệm này là một phần quan trọng thuộc Dự án Manhattan. Thay vì làm việc với KGB như nhiều điệp viên khác, Hiskey đã chuyển thông tin mật cho Cơ quan tình báo quân đội Liên Xô GRU. Sau khi bị bắt gặp đang “giao dịch” với đặc vụ nổi tiếng Liên Xô Arthur Adams vào năm 1944, Hiskey đã bị điều chuyển công việc, buộc phải vào phục vụ trong Lục quân Mỹ. Lục quân Mỹ sau đó đã chuyển Huskey đến làm việc ở Alaska.

Theo Giáo sư Klehr: “Người ta không muốn bắt Huskey vì nếu bị buộc tội, thông tin tối mật về Dự án Manhattan sẽ bị rò rỉ. Trên thực tế, khi đó không ai biết Dự Manhattan là gì, về cái gì và có những cơ quan, lực lượng nào tham gia. Sau khi kết thúc chiến tranh, Hiskey đã bị gọi ra đối chứng trước một ủy ban của Quốc hội, nhưng ông ta đã từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào về hành vi bị nghi ngờ là hoạt động gián điệp của mình. Sau đó, vì không có chứng cứ, Hiskey đã không bị kết án và tiếp tục giảng dạy hóa học tại Viện bách khoa Brooklyn và làm việc tại một số công ty công nghệ sinh học.

Theodore Hall

Giải mã những thông tin từ Dự án phản gián Venona giữa những năm 1990 cho thấy Theodore Hall là một nhà vật lý trẻ nhất trong Dự án Manhattan nhưng cũng là người thứ ba từ lâu đã bị nghi ngờ làm điệp viên cho KGB (sau Fuchs và Greenglass) tại Los Alamos.

Hồ sơ mật: Tám điệp viên bán thông tin vũ khí hạt nhân của Anh, Mỹ là ai? ảnh 4
Hình cắt từ ảnh trên căn cước của Theodore Hall. Ảnh: Science History Images

Với mật danh “Mlad”, Theodore Hall liên hệ với KGB vào cuối năm 1944 và đã bán thông tin cập nhật quan trọng về quá trình phát triển bom plutonium. FBI lần đầu tiên biết về các hoạt động gián điệp của Hall là vào đầu những năm 1950. Tuy nhiên, Hall không thú nhận hoạt động của gián điệp của mình và FBI vẫn không thể kết án bởi nếu làm như vậy sẽ làm lộ Dự án Venona. Theodore Hall sau đó chuyển đến Anh và trở thành người tiên phong trong nghiên cứu sinh học.

Oscar Seborer

Năm 2019, trong quá trình nghiên cứu các hồ sơ đã được FBI giải mật, Giáo sư Klehr và John Earl Haynes phát hiện ra sự tồn tại của điệp viên Liên Xô thứ tư tại Los Alamos. Oscar Seborer, có mật danh là “Godsend”, là người gốc Do Thái có bố mẹ nhập cư từ Ba Lan. Seborer trở thành một kỹ sư điện và làm việc tại Los Alamos từ năm 1944 đến 1946. Dù vẫn chưa rõ những thông tin mà Seborer đã cung cấp cho KGB là gì, nhưng công việc của Seborer liên quan đến hệ thống dây dẫn kích nổ bom nguyên tử cho phép điệp viên này tiếp cận những thông tin khác biệt với những gì Fuchs và Hall có được. Những thông tin này có thể bao gồm nội dung quan trọng về phương pháp kích nổ bom nguyên tử.

Theo Giáo sư Klehr thì tại thời điểm hiện tại, chúng ta chưa thể biết chính xác Seborer đã cung cấp những gì cho KGB nhưng chắc chắn những thông tin này là hết sức quan trọng. Cho đến tại thập niên 1950, FBI mới biết được Seborer có thực hiện những hoạt động gián điệp tại Dự án Manhattan, nhưng khi đó điệp viên này đã rời khỏi Mỹ và tới định cư ở Nga. Oscar Seborer sống ở Nga cho đến khi qua đời vào năm 2015.

Hồ sơ mật đem tới bạn đọc những bài viết về các vụ án, hồ sơ điệp viên, sự kiện lịch sử quân sự - chính trị thế giới đã được giải mật và những bí ẩn chưa có lời giải đáp.

John Cairncross

Cairncross là thư ký riêng cho Maurice Hankey, một quan chức cấp cao của Anh trong Dự án Tube Alloys, một chương trình phát triển vũ khí hạt nhân tuyệt mật của nước này trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ở vị trí này, Cairncross được tiếp cận với thông tin về những nhà khoa học làm việc trong dự án Tube Alloys. Năm 1941, Cairncross đã bán cho Moscow một danh sách các nhà khoa học nguyên tử Mỹ và một báo cáo đánh giá triển vọng chế tạo bom nguyên tử của Anh sử dụng các đồng vị phóng xạ uranium.

Trong thập niên 1960, sau khi bị MI5 (Cơ quan an ninh và phản gián của Anh) thẩm vấn, Cairncross thú nhận đã bán thông tin tình báo cho KGB. Cairncross cũng đề nghị đổi thông tin tình báo từ Liên Xô để lấy quyền miễn trừ truy tố. Từ đó cho đến tận năm 1990, Cairncross mới được xác định là người thứ 5 trong nhóm điệp viên nổi tiếng đã từng gặp nhau tại Đại học Cambridge (Ngũ quái Cambridge) vào thập niên 1930 và trở thành điệp viên của KGB từ đó đến thập niên 1950. Bốn người còn lại là Kim Philby, Guy Burgess, Donald Maclean và Anthony Blunt. Năm 1995, Cairncross qua đời tại Herefordshire, Anh.

Theo Quân đội Nhân dân
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.