Mỏ dầu Kashagan thuộc quốc gia nằm ở phía Bắc biển Caspi Kazakhstan chính là vùng có trữ lượng dầu lớn nhất trong vòng 3 thập kỷ trở lại. Theo tính toán, lẽ ra, tính từ lúc được phát hiện là năm 2010 đến thời điểm này, mỏ sẽ cung cấp khoảng 1,2 triệu thùng dầu mỗi ngày, ngang bằng với nhu cầu tiêu thụ của Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, dự án với cái tên đọc lái đi thành “Cash all gone” (Mất hết tiền) này quả thực đã trở thành một thảm họa. Một năm trước, ở thời điểm những giọt dầu thô đầu tiên được khai thác thì thực tế dự án đã bị chậm 8 năm cũng như chi tiêu lên tới 43 tỷ USD, vượt 30 tỷ USD so với dự tính ban đầu. Ảnh: Reuters.
Tệ hại hơn, công việc khai thác chỉ kéo dài khoảng vài tuần trước khi bị buộc phải dừng lại bởi rò rỉ khí gas. Thủ tướng Kazakhstan buộc phải ra thông báo rằng dự án dầu mỏ này sẽ bị dừng lại, ít nhất là tới năm 2016. Ảnh : BBC.
Không nản lòng, Chính phủ Kazakhstan tuần vừa tuyên bố sẽ thông qua kế hoạch mở rộng mỏ dầu Tengiz - một dự án với chi phí đầu tư lớn nữa. Theo ước tính ban đầu, Tengiz sẽ tiêu tốn của quốc gia này khoảng 23 tỷ USD, và cho đến thời điểm này thì con số thực tế đã lên tới 40 tỷ USD. Ảnh: New York Times.
Cả 2 mỏ dầu kể trên đều được sở hữu bởi KazMunaiGaz - công ty giàu mỏ nhà nước. Dự án Kashagan được đồng sở hữu bởi các công ty lớn khác như Exxon, Shell, Total và ENI. Một phần thất bại của dự án đến từ những vấn đề kỹ thuật. Khí ga độc hại từ dưới đấy biển đã gây hư hại đến hệ thống ống dẫn dầu khi việc khai thác được tiến hành. 5 tỷ USD là số tiền dự kiến cho việc khắc phục vấn đề. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất lại nằm ở số lượng các công ty tham gia vào dự án. Chính điều này dẫn tới những yếu kém trong khâu tổ chức cũng như sự can thiệp của chính phủ. Ảnh: Reuters.
Các nhà đầu tư tỏ ra quan ngại sâu sắc về khả năng dự báo đang giảm sút của Chính phủ Kazhakstan. Năm 2010, Chính phủ Kazhakstan đã đòi 1,2 tỷ USD tiền thuế đối với các công ty đầu tư vào một mỏ dầu lớn khác với tên gọi Karachaganak. Chính phủ cũng cáo buộc họ vi phạm các quy định về môi trường trong khi không lâu trước đó, chính các nhà lãnh đạo của quốc gia này đã đề xuất được sở hữu cổ phần của mỏ dầu. Ảnh : MCC.
Quay trở lại Kashagan, dự án này bị phạt 737 triệu USD bởi đã đốt toàn bộ khí ga độc hại, bất chấp đây là việc làm cần thiết. Án phạt này đựơc cho rằng hòng củng cố sự ảnh hưởng của tập đoàn giàu khí quốc gia Kazakhstan. Trong bối cảnh dự án còn đang cần rất nhiều tiền đầu tư bổ sung thì cách làm này của Kazakhstan được cho là không có sự khuyến khích đối với các công ty nước ngoài. Ảnh: The New Economy.