Hiểu đúng về nước ozone

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Nước anolyte (ozone) có thể chữa được bệnh chân miệng (TCM). Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải đã đưa ra cách chữa trị bằng nước anolyte (ozone). Tuy nhiên cách chữa này chưa được sự đồng thuận và vấp phải sự phản đối của một số chuyên gia vì cho rằng chưa có cơ sở khoa học nào chứng thực điều đó. Vậy thực hư về công dụng của loại nước này ra sao?

Dạo quanh các hiệu thuốc nội thành Hà Nội, chúng tôi hầu như không thấy nơi nào có bán nước anolyte. Khi hỏi vì sao, chúng tôi được cho biết, loại nước này hiện chỉ được dùng nhiều để diệt khuẩn, rửa vết thương hở trong bệnh viện. Dù có công dụng khử trùng trong sinh hoạt cá nhân, nhưng người dân hiện nay hiếm ai dùng nên các cửa hiệu thuốc tây không lấy hàng về bán.

Gọi điện liên lạc với TS. Nguyễn Văn Khải, ông cho chúng tôi biết địa điểm chính xác để có được loại nước này là tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với giá thành rất rẻ và thậm chí là hoàn toàn... miễn phí.

TS. Nguyễn Văn Khải cho biết thêm: Anolyte là loại nước có thành phần như nước biển được xử lý qua quá trình điện phân loãng. Anolyte không màu, có mùi Clo nhẹ, thành phần chính là các hoạt chất oxy hóa, có khả năng diệt khuẩn mạnh.

Nguyên liệu chế tạo nước anolyte gồm nước sạch, dung dịch điện hóa hoạt hóa được làm từ muối ăn có độ sạch 99,7%, pha vào nước theo tỉ lệ 5g/lít. Quá trình chưng cất tạo nên nước anolyte này khá đơn giản và dễ dàng, tuy nhiên để có thể tạo được chúng, bắt buộc phải có máy sục ozone (giá thành từ 800.0000 đồng trở lên), đây chính là trở ngại lớn để các hộ gia đình có thể tự tạo nước anolyte cho mình.

Nghi vấn về nước anolyte chưa có lời giải

Từ lâu, trên thế giới đã có nhiều chuyên gia, bác sĩ dùng nước anolyte để hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh. Năm 1881, nước anolyte được tiến sĩ J.H. Kellogg (Mỹ) sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh bạch hầu.

Trong cuốn "Từ điển dược liệu thực tế" xuất bản năm 1902 của tiến sĩ khoa học J.H Clarke (Anh), ông đã dành hẳn một số trang sách mô tả tỉ mỉ việc sử dụng thành công nước anolyte hóa. Ông gọi nó là "Oxygenium" có khả năng hỗ trợ điều trị thiếu máu, ung thư, tiểu đường, bệnh cúm, ngộ độc morphine, lở loét thối, ngộ độc strychnine và ho gà.

Đến năm 1911, tiến sĩ Noble Eberhart, người đứng đầu Sở Therapeutics sinh lý tại Đại học Loyola (Chicago, Mỹ) cũng từng xác nhận sự hiệu nghiệm của nước anolyte trong việc hỗ điều trị các bệnh trên, đặc biệt là ở bệnh gút và giang mai.

Ngoài ra, nước anolyte còn được các nhà khoa học thế giới nhìn nhận là có khả năng giúp người sử dụng chúng nâng cao hệ miễn dịch bằng cách loại bỏ những độc tố gây hại ra khỏi cơ thể để hệ miễn dịch “rảnh tay” thực hiện những nhiệm vụ khác của mình.

Tiến sĩ Atkins, người sáng tạo ra phương pháp ăn kiêng nổi tiếng Atkins của thập niên 1970 cũng khẳng định đã từng sử dụng ozone với một số người bị bệnh ung thư ở bệnh viện của ông và kết quả thu được luôn nằm ngoài sự mong đợi. Cùng quan điểm đó, tiến sĩ Igor Gazin Kamilevich, một trong những chuyên gia hàng đầu về trị liệu của Nga cũng đánh giá việc sử dụng anolyte sẽ cho hiệu quả cao trong việc hỗ trợ trị liệu các căn bệnh.

Tuy nhiên, bất chấp những dẫn chứng cụ thể trên về công dụng của nước anolyte, đến nay Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) vẫn nhất quyết không phê chuẩn việc dùng anolyte để chữa bệnh, do nghi ngờ chúng có tác động không tốt đến việc chữa trị ung thư và có thể gây ra một số tác dụng phụ khó lường khác.

Vào năm 2005, trường hợp tử vong của người đàn ông tên Brandon Johnson 36 tuổi sống tại thủ đô Canberra, Australia đến phòng khám Collint ST, thành phố Melbourne, Australia để chữa trị ung thư, đã càng làm gia tăng thêm mối lo ngại về những tác dụng của nước anolyte. Người đàn ông này đã bỏ ra 23.000 $ AUS cho sáu tuần bao gồm điều trị bằng liệu pháp nước anolyte với hi vọng có thể chữa được khối u trên mặt sau đợt phẫu thuật và xạ trị. Tuy nhiên ông qua đời chỉ ba tuần sau đó. Trước đó vào tháng 11 năm 2004, giới y học Australia cũng đã rúng động vì cái chết của bà Leslie Bramston (44 tuổi) sau khi dùng liệu pháp nước anolyte để chữa bệnh ung thư.

Nước ozone (anolyte) thực chất chỉ để hỗ trợ điều trị

Hiện ở Việt Nam, anolyte chưa được sử dụng phổ biến. Khi chúng tôi liên hệ với một số bác sĩ và chuyên gia dịch tễ thì đều nhận được thông tin đơn giản là họ chưa dùng loại nước đó để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân. Vì vậy, khi TS. Nguyễn Văn Khải đưa ra ý kiến dùng nước anolyte để điều trị bệnh tay chân miệng (TCM) đã có rất nhiều chuyên gia khác trong ngành không đồng tình.

Những ý kiến trái chiều đều khẳng định nước anolyte có cơ chế diệt khuẩn cực mạnh, khi tắm hoặc lau rửa cho những trường hợp bị mắc TCM sẽ rất hiệu quả, giảm thiểu một cách đáng kể các vết loét, mụn nước, loại bỏ các chất độc… Tuy nhiên về lâu dài nó có những hậu quả gì thì chưa có nghiên cứu nào chứng minh được.

Thứ nữa, nếu là trẻ mắc TCM thể nặng (E71) thì việc dùng anolyte sẽ không hiệu quả, vì anolyte chỉ diệt khuẩn, chữa loét ngoài da, không thể xâm nhập vào các tế bào để tiêu diệt virus E71 khi nó đã tấn công sâu vào nội tạng cơ thể con người được.

Sát khuẩn vết thương hiệu quả

Bàn về khả năng sát khuẩn của nước anolyte, PGS. TS. Phạm Ngọc Đính, Phó Viện trưởng Viện Dịch tễ Trung ương (NIHE) cho chúng tôi biết, nước anolyte có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gram dương, gram âm, trực khuẩn lao, vi khuẩn có nha bào và nấm chỉ sau từ 1 đến 10 phút. Tiêu diệt các vi khuẩn Coliform, Feacal Coliform, E. Coli với nồng độ khác nhau. Ông tư vấn cách dùng anolyte để sát khuẩn vết thương như sau:

Bước 1: Pha Anolyte với nước sạch tỉ lệ 1/4, chứa trong bình kín (bằng nhựa hoặc thủy tinh) có van xả.

Bước 2: Rửa nhẹ vết thương, vùng da bị viêm nhiễm bằng nước và xà phòng.

Bước 3: Xả dung dịch đã pha ướt đều vị trí cần rửa trong thời gian từ 5 đến 10 giây.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.