Kể từ khi xung đột giữa Israel và Palestine nổ ra vào ngày 10/5 sau vụ cảnh sát Israel đàn áp người Palestine đang tụ tập cầu nguyện tại nhà thờ Hồi giáo al-Aqsa ở thành cổ Jerusalem hôm 7/5 khiến hơn 200 người bị thương, tình hình đã leo thang. Tính đến ngày 15/5, sau 5 ngày liên tiếp, các chiến binh của Tổ chức cấp tiến Hamas của người Palestine đã phóng hơn 2.000 quả tên lửa tự chế Qassam các loại từ Dải Gaza sang đất Israel. Hơn một nửa trong số đó đã bị hệ thống phòng không của Israel đánh chặn thành công, 350 quả khác rơi xuống Dải Gaza. Phần lớn các đạn tên lửa được Hamas tập trung nhằm vào Tel Aviv, thành phố lớn, trung tâm kinh tế của Israel.
Quân đội Israel trong một tuyên bố cách đây mấy hôm đã chỉ ra rằng, ngoài các tên lửa của đối phương bị hỏng, hệ thống Vòm Sắt sẽ phán đoán liệu các tên lửa có đe dọa các khu vực đông dân cư hoặc các cơ sở quan trọng hay không, sau đó sẽ tiến hành đánh chặn chúng. Cho đến nay, hàng ngàn quả tên lửa của Hamas đã bị đánh chặn thành công, với tỷ lệ thực hiện thành công tới 90%.
Theo các chuyên gia quân sự, Vòm Sắt là vũ khí phòng không phát triển căn cứ vào điều kiện quốc gia đặc thù của Israel. Khi bắt đầu thiết kế, nó được phát triển làm hệ thống chống đạn pháo phản lực, pháo và súng cối (C-RAM). Sau khi cải tiến, thay thế radar và nâng cấp lập trình chiến đấu, đã ra đời thêm hai hệ thống phòng không tầm cực ngắn là Vòm Sắt di động (I-Dome) và đặt trên hạm tàu (C-Dome) có thể đối phó với các mục tiêu khí động học như tên lửa hành trình. Các thiết bị Vòm Sắt quân đội Israel được trang bị chủ yếu là loại cơ bản, được sử dụng để đánh chặn đạn tên lửa. Mặc dù hệ thống này hoạt động khá tốt trong nước nhưng cho đến nay nó vẫn không được chào đón trên thị trường xuất khẩu.
Mỗi hệ thống Vòm Sắt gồm có radar mảng pha chủ động, radar chiếu xạ mục tiêu và bệ phóng. Mỗi bệ phóng được lắp 32 ống phóng với 32 quả tên lửa đánh chặn tầm ngắn bên trong. Về mặt lý thuyết, nó có thể đánh chặn 32 mục tiêu đang bay tới với tốc độ cao, khoảng thời gian phóng là 1 giây/quả. Các tên lửa có đặc điểm tốc độ bay nhanh, dẫn đường chính xác, khả năng đánh chặn liên tục mạnh.
Khi bàn về hệ thống Vòm Sắt rốt cuộc là công nghệ tiên tiến, hay là bình thường, các chuyên gia cho rằng, ưu điểm chính của nó là có thể đánh chặn tên lửa, đạn pháo và đạn cối ở quy mô nhất định với chi phí tương đối thấp. Các quốc gia khác cũng trang bị hệ thống C-RAM, nhưng chủ yếu là pháo tầm ngắn, ví dụ như hệ thống “Phalanx” mà Quân đội Mỹ trang bị chủ yếu được sử dụng để bảo vệ các căn cứ ở nước ngoài khỏi các cuộc tấn công lẻ của pháo binh. Còn các thành phố của Israel đang phải đối mặt với quy mô lớn hơn của các cuộc tấn công bằng tên lửa tự chế đơn giản và một khu vực cần bảo vệ lớn hơn, vì vậy họ buộc phải nghiên cứu phát triển một hệ thống đánh chặn dựa trên tên lửa hoàn toàn mới.
Các chuyên gia cho rằng, về tổng thể, không khó để đánh chặn tên lửa và đạn pháo, cối. Chúng không bay nhanh như tên lửa đạn đạo và không có khả năng cơ động như máy bay, càng không thể bay ở độ cao cực thấp như tên lửa hành trình. Ngoài ra, Hamas cũng không thực hiện được việc gây nhiễu điện từ mạnh, vì vậy những gì Vòm Sắt cần làm là có khả năng chống tấn công ồ ạt trong khi vẫn giữ chi phí ở mức thấp nhất có thể. Để đạt được mục tiêu này, nó sử dụng công nghệ đánh chặn đạn đạo ngược vốn chỉ được sử dụng cho các đầu dẫn tần số chủ động và hệ thống chống tên lửa để nâng cao khả năng tấn công đa mục tiêu và tỷ lệ trúng đích.
Đối tượng đánh chặn của Vòm Sắt là các tên lửa không điều khiển Qassam tự chế với động cơ có tính năng kém hơn. Tên lửa có lực đẩy thấp và thời gian đốt cháy ngắn, dẫn đến tốc độ bay khá chậm. Thân đạn được làm bằng ống thép liền khối dân dụng. Nó được kích hoạt cơ học lạc hậu, sử dụng thuốc nổ TNT, lạc hậu hơn cả đạn pháo phản lực “Katyusha” của Liên Xô trong Thế chiến thứ Hai, nhưng chính loại vũ khí thô sơ này đã gây ra rất nhiều rắc rối cho Israel. Trước khi hệ thống Vòm Sắt được trang bị thì khi bị tấn công là chuyện đau đầu với người Israel, vì phần lớn tên lửa phóng vào khu dân cư, sau khi rơi xuống phát ra tiếng nổ lớn, hàng chục kí thuốc nổ TNT cũng có thể gây ra sức công phá lớn... Mặc dù radar phòng không có thể phát hiện quỹ đạo bay của nó, nhưng không có vũ khí đánh chặn phù hợp, việc sử dụng tên lửa phòng không để đánh chặn nó chả khác nào như “dùng súng phòng không bắn muỗi” không hữu ích.
Ngoài ra, mái vòm sắt thường bị thế giới bên ngoài mổ xẻ nghi ngờ vì giá thành thấp. Các chuyên gia bảo vệ điều này cho rằng giá của Vòm Sắt không cao. Hiện có các giả thuyết cho rằng giá mỗi quả đạn là 20.000, 40.000 và 100.000 USD. Thậm chí dù là 100.000 USD thì vẫn được coi là rẻ trong các loại vũ khí phòng không tương tự. Mái vòm sắt rõ ràng là đắt so với tên lửa tự chế, nhưng so với thương vong về con người và tổn thất kinh tế, thương vong của dân chúng và trạng thái hỗn loạn do tên lửa của Hamas gây ra, có thể nói là rất xứng đáng với chi phí bỏ ra. Ngoài ra, việc sử dụng các hệ thống Vòm Sắt để đánh chặn chỉ là phương thức phòng thủ cuối cùng, trong thực tế chiến đấu vẫn phải vận dụng linh hoạt việc tấn công và phòng thủ.