Tạp chí khoa học "Tự nhiên" của Mỹ đã công bố phát hiện của nhóm các nhà khoa học Pháp và Nhật Bản về nguyên tố ô-xy kỳ lạ tồn tại bên trong Mặt trời. Phát hiện này là có liên quan tới một phát hiện được công bố 30 năm trước của nhóm các nhà khoa học Mỹ về sự tồn tại của nguyên tố xe-non trong các thiên thạch. Các nguyên tố này là di sản còn sót lại của quá trình tạo thành hệ Mặt trời.
Các nguyên tố nói trên được coi là kỳ lạ vì số nguyên tử cấu thành nên chúng không giống với số nguyên tử cấu thành chúng như trên trái đất. Nguyên tố ô-xy kỳ lạ trên Mặt trời có tới 16 nguyên tử và nguyên tố xe-non kỳ lạ trong các thiên thạch có tới 136 nguyên tử. Các nguyên tố này hình thành do thu nhận nhanh chóng các nơ-tơ-ron được tạo ra sau một vụ nổ .
Với sự phát hiện này, các nhà khoa học Mỹ, Pháp và Nhật Bản cho rằng hệ Mặt trời (gồm Mặt trời và cả 9 hành tinh hiện nay của hệ Mặt trời) được tạo ra sau vụ nổ của một ngôi sao siêu nặng. Các nguyên tố nặng bên trong ngôi sao siêu nặng này tạo thành các hành tinh như Trái đất, còn các nguyên tố nhẹ vỏ ngoài của ngôi sao tạo thành các hành tinh khí như sao Mộc. Các nguyên tố phóng xạ phân rã được tạo ra sau vụ nổ vẫn nóng chảy bên trong lòng sâu của Trái đất.
Các nhà khoa học Mỹ cho biết họ đã phát hiện 94 loại nguyên tử khác nhau và các nguyên tử tạo thành các nguyên tố nhẹ như hy-đrô đã tạo ra bề mặt của Mặt trời. Tuy nhiên, bên trong Mặt trời tồn tại 7 nguyên tố khác như sắt, ô-xy, si-lic, ni-ken, ma-giê, can-xi và sun-phua.