Hành trình vượt núi trùng tu Vạn Lý Trường Thành

Cuộc trùng tu 19 km Vạn Lý Trường Thành ở ngoại ô Bắc Kinh rất vất vả và chậm chạp vì địa hình núi non hiểm trở.
Hành trình vượt núi trùng tu Vạn Lý Trường Thành ảnh 1

Một trong những ải Vạn Lý Trường Thành hùng vĩ nhất và bị hư hỏng nhiều nhất ở ngoại ô Bắc Kinh đang chìm trong sương sớm. 

Hành trình vượt núi trùng tu Vạn Lý Trường Thành ảnh 2

7 con la, mỗi con chở 150 kg gạch, dưới sự thúc giục của thợ xây, oằn mình chở gạch lên các dốc núi để kịp tới địa điểm thi công trước lúc mặt trời lên cao.

Hành trình vượt núi trùng tu Vạn Lý Trường Thành ảnh 3

Hơn 10 năm qua, la là phương tiện vận chuyển quan trọng trong nỗ lực trùng tu đoạn Tiễn Khẩu trải dài 20 km trong số 70 km trường thành ở phía bắc trung tâm Bắc Kinh, nơi nổi tiếng về độ dốc và độ nguy hiểm.

"Đoạn trường thành này quá dốc, còn núi lại quá cao, vì thế chỉ có thể dùng la chở gạch", Cao Xinhua, chủ đàn la, người tham gia dự án tu sửa Tiễn Khẩu, cho biết.

Hành trình vượt núi trùng tu Vạn Lý Trường Thành ảnh 4

Tại những nơi gạch cũ còn tốt, công nhân tái sử dụng những viên gạch đã long khỏi tường hàng thế kỷ. Nếu không có gạch cũ, họ sẽ dùng gạch mới được đúc theo yêu cầu đặc biệt.

Hành trình vượt núi trùng tu Vạn Lý Trường Thành ảnh 5

"Chúng tôi phải giữ nguyên hình dáng, vật liệu và kỹ thuật nguyên thủy để bảo tồn các giá trị lịch sử văn hóa", ông Cheng Yongmao, kỹ sư xây dựng, trưởng công trình sư của dự án tu sửa Tiễn Khẩu cho biết.

Ông đang đứng ngắm mặt trời mọc trên đoạn trường thành hôm 15/6.

Hành trình vượt núi trùng tu Vạn Lý Trường Thành ảnh 6

Ông Cheng năm nay 61 tuổi, là thế hệ thứ 16 trong gia đình chuyên sản xuất gạch truyền thống. Ông đã tu sửa 17 km trường thành từ năm 2003.
Ông chỉ vào chỗ giao giữa tường cũ (bên trái) và tường mới được tu sửa.

Hành trình vượt núi trùng tu Vạn Lý Trường Thành ảnh 7

Ông cho biết, chiến dịch hạn chế ô nhiễm của chính phủ đã buộc hầu hết các nhà máy gạch ở Bắc Kinh và các tỉnh lân cận phải đóng cửa. Vì thế, nếu hết gạch để tu sửa trường thành, ông phải tìm mua ở nơi khác hoặc yêu cầu chính quyền trung ương cho phép mở lại một vài nhà máy gạch.

Hành trình vượt núi trùng tu Vạn Lý Trường Thành ảnh 8

Tiễn Khẩu có nghĩa là mũi tên, được xây dựng vào những năm cuối triều Minh trong thế kỷ 16. Tuy nhiên, nó vẫn chưa phải đoạn trường thành cổ nhất, còn hai đoạn nữa được xây trước Tiễn Khẩu hai thiên niên kỷ.

Hành trình vượt núi trùng tu Vạn Lý Trường Thành ảnh 9

Việc trùng tu Tiễn Khẩu bắt đầu năm 2005 và đang trong giai đoạn ba. Tuy nhiên, tiến độ rất chậm vì đặc điểm địa hình đặc biệt của nó chỉ cho phép sử dụng những công cụ thô sơ như đục, búa, xẻng và cuốc.

Hành trình vượt núi trùng tu Vạn Lý Trường Thành ảnh 10

Tại tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc, nơi có một đoạn trường thành 700 năm tuổi, các nhà chức trách đã cho trùng tu bằng cách láng bêtông, khiến công chúng phẫn nộ nói rằng trông nó giống như vỉa hè cho người đi bộ.

Rút kinh nghiệm, Cục Quản lý Di sản và Văn hóa Quốc gia cho biết sẽ giám sát và điều tra bất kỳ dự án trùng tu nào thực hiện sai kỹ thuật.

Hành trình vượt núi trùng tu Vạn Lý Trường Thành ảnh 11

Công nhân ăn bánh bao lót dạ trong giờ nghỉ hôm 15/6.

Ông Dong Yaohui, phó chủ tịch Hiệp hội Vạn Lý Trường Thành, cho biết chỉ 10% số đoạn trường thành được xây dựng từ thời nhà Minh bị hư hỏng mới được trùng tu.

Hành trình vượt núi trùng tu Vạn Lý Trường Thành ảnh 12

Công nhân tranh thủ nằm nghỉ giữa các bậc thềm. 

Ông Dong cho biết việc trùng tu trước đây chỉ nhằm thu hút khách du lịch thì nay nó được thực hiện để bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa cho thế hệ tương lai.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG