Trung Quốc ứng dụng lò phản ứng muối nóng vào tàu chiến

Thế hệ tàu chiến sau năm 2020 có thể sẽ sử dụng công nghệ lò phản ứng muối nóng giúp chiến hạm Trung Quốc vận hành nhanh, mạnh, an toàn và tiết kiệm chi phí hơn.
Thế hệ tàu chiến sau năm 2020 có thể sẽ sử dụng công nghệ lò phản ứng muối nóng giúp chiến hạm Trung Quốc vận hành nhanh, mạnh, an toàn và tiết kiệm chi phí hơn.
TPO - Trung Quốc sẽ đầu tư 22 tỷ nhân dân tệ (tương đương 3,3 tỷ USD) vào việc hoàn thiện công nghệ muối nóng chảy cung cấp điện nhiều hơn, nhanh hơn, an toàn hơn so với lò phản ứng hạt nhân sử dụng uranium hiện nay.

Trước mắt, Trung Quốc sẽ triển khai hai lò phản ứng muối nóng chảy tại sa mạc Gobi, miền bắc Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng, nếu họ có thể giải quyết một số vấn đề kỹ thuật, lò phản ứng muối nóng sẽ được ứng dụng rộng rãi vào các tàu chiến hạt nhân và máy bay không người lái.

Về lý thuyết, công nghệ này có thể tạo ra nhiều nhiệt và năng lượng hơn các lò phản ứng hạt nhân hiện nay sử dụng uranium, mà chất phóng xạ phát ra chỉ bằng 1/1000.

Đây không phải là công nghệ mới. Vào những năm 1950, không quân Mỹ đã chế tạo một lò phản ứng muối nóng chảy với công suất 2,5 triệu MW như một phần của chương trình phát triển các động cơ máy bay chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Dự án của Mỹ đã bị xếp xó vào thập niên 1970 do chưa khắc phục được một số vấn đề kỹ thuật của nó như kích cỡ của lò phản ứng và sự ăn mòn ống dẫn nhiên liệu.

Nhật Bản, Nga và Pháp đã bắt đầu thể hiện sự quan tâm về công nghệ này.

Theo một tuyên bố trên trang web của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, dự án này của Trung Quốc đã được chính phủ trung ương tài trợ và hai lò phản ứng sẽ được xây dựng tại thị trấn Vũ Uy, tỉnh Cam Túc và hy vọng sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2020. Nhà khoa học hàng đầu của dự án là Giang Miên Hằng, con trai của cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân.

Các lò phản ứng sử dụng muối nóng cho phép chúng tạo ra nhiệt độ trên 800 độ C, gần gấp 3 lần lượng nhiệt được sản xuất bởi một nhà máy hạt nhân có sử dụng uranium. Theo lý thuyết, khí siêu nóng có thể điều khiển tuabin và động cơ phản lực và giữ cho máy bay ném bom bay với tốc độ siêu âm trong nhiều ngày.

Yan Long, một nhà nghiên cứu tham gia vào dự án của Trung Quốc tại Học viện Vật lý Ứng dụng Thượng Hải, cho biết, hiện nay có thể xây dựng một lò phản ứng muối nóng chảy rất nhỏ và sau nhiều năm nghiên cứu và ngân sách của chính phủ, các nhà khoa học đã phát triển các hợp kim và vật liệu phủ đặc biệt để ngăn ngừa sự ăn mòn.

Theo bản thiết kế dự án, cả hai lò phản ứng sẽ đặt dưới lòng đất và nhiệt chúng tạo ra sẽ được chuyển đến nhà máy phát điện, một số nhà máy và nhà máy lọc nước bên hồ để sản xuất điện, hydro, hóa chất công nghiệp, nước uống và khoáng chất.

Sau khi thử nghiệm, Trung Quốc có thể chuyển sang sử dụng công nghệ này với quy mô lớn hơn cho mục đích thương mại hay quân sự.

Ông Yan cho biết thêm, tuy nhiên, dự án nghiên cứu này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Để gắn một lò phản ứng trên máy bay sẽ đòi hỏi những vật liệu cực mạnh và siêu nhẹ mà hiện vẫn đang được phát triển trong phòng thí nghiệm.

Chen Fu, một nhà vật lý nhiệt tại Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân đã tham gia vào việc phát triển các hệ thống phát điện mới cho hải quân Trung Quốc, cho biết nhiệt lượng tạo ra bởi một lò phản ứng muối thorium có thể là hoàn hảo cho một tàu chiến.

Theo SCMP
MỚI - NÓNG
Đi vớt rác, ngư dân Quảng Ngãi phát hiện động vật quý hiếm trong Sách đỏ thế giới
Đi vớt rác, ngư dân Quảng Ngãi phát hiện động vật quý hiếm trong Sách đỏ thế giới
TPO - Trong lúc đang vớt rác vướng ngoài lồng nuôi cá, một ngư dân ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) vô tình phát hiện một con rùa biển đang vùng vẫy trong vợt. Con rùa biển này là một cá thể đồi mồi (một loài rùa biển, động vật biển quý hiếm), có tên trong Sách đỏ thế giới và Việt Nam.