Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, Khu Di tích Lịch sử quốc gia Truông Bồn là điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh. |
Ông Phan Trọng Lộc - Giám đốc Khu Di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn cho biết: Khu di tích Truông Bồn đã được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia năm 1996. Theo thống kê, ba ngày đầu nghỉ lễ, có khoảng 15 – 20 nghìn khách đã về thăm Truông Bồn. |
Bên ngôi mộ chung, du khách lắng lòng nghe thuyết minh viên kể lại giây phút hi sinh đầy xúc động của 13 liệt sĩ thanh niên xung phong ở Truông Bồn. |
Có những người không giấu được nỗi xúc động nghẹn ngào, đưa tay lau những giọt nước mắt. |
Không gian trưng bày ngoài trời của Khu Di tích hiện nay đã được mở rộng và nâng cấp, với nhiều phương tiện, vũ khí, xe, pháo, máy bay, tên lửa... |
Được nghỉ lễ, nhiều em nhỏ được bố mẹ cho về thăm 'tọa độ lửa' Truông Bồn. |
Nhiều gia đình cùng về thăm Truông Bồn trong dịp nghỉ lễ |
Xung quanh đền thờ các liệt sĩ Truông Bồn, hoa sim nở rộ, khoe sắc trắng, hồng man mác, níu chân bao du khách. |
Những hiện vật nhuốm màu thời gian, những tấm hình lưu niệm tại nhà truyền thống Khu Di tích Truông Bồn như gợi nhắc về những năm tháng sống và chiến đấu, ác liệt mà hào hùng của quân dân ta. |
Đoàn du khách đến từ tỉnh Quảng Ninh về thăm Truông Bồn dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. |
Truông Bồn là một đoạn đèo dốc có chiều dài 5km, độ cao gần 70m trên dãy núi Thung Nưa có đỉnh cao nhất là 450m so với mực nước biển, nằm trên tuyến đường chiến lược 15A hay còn gọi là đường 30- đi qua địa phận xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Trên tuyến đường chiến lược này – Cung đường độc đạo Truông Bồn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, bởi là nơi kết nối các huyết mạch giao thông của ta từ hậu phương lớn miền Bắc chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.
Truông Bồn được ví là hố bom của miền Bắc. Giữa mảnh đất bom cày đạn xới, khi mà cái chết luôn cận kề, nhưng hàng vạn con người nơi đây đã vượt lên bom đạn, vất vả thiếu thốn, ngày đêm bám trận địa,. Với quyết tâm sắt đá “tim có thể ngừng đập nhưng đường không thể tắc”, chúng ta đã giữ vững mạch máu giao thông, đào đắp hàng triệu m³ đất đá, đưa hơn 94 nghìn lượt xe cơ giới, vận chuyển và giải tỏa hơn 1 triệu tấn hàng vượt qua Truông Bồn theo sát các đoàn quân vào chiến trường miền Nam.
Trong cuộc chiến sinh tử này, 1.240 cán bộ, chiến sỹ đã dũng cảm chiến đấu và anh dũng hy sinh, tiêu biểu là sự hy sinh của 13 chiến sỹ thanh niên xung phong (TNXP) Đại đội 317 ngày 31/10/1968.