Hàng nghìn người rước bảo vật vua Hàm Nghi ban tặng

TPO - Sáng 28/1 (tức mùng 7 tháng Giêng), hàng ngàn người dân khắp nơi đã đổ về xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, để tham dự lễ hội Hàm Nghi – Sơn Phòng, rước bảo vật vua ban về nhà cố đạo mới.
Hàng nghìn người rước bảo vật vua Hàm Nghi ban tặng ảnh 1

Lễ hội Hàm Nghi – Sơn Phòng được UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) tổ chức vào ngày mùng 7 tháng Giêng. Đây là lễ hội độc đáo của người dân địa phương trong những ngày đầu xuân năm mới để dâng hương ngưỡng vọng Đức thánh mẫu và tưởng nhớ vua Hàm Nghi.

Hàng nghìn người rước bảo vật vua Hàm Nghi ban tặng ảnh 2

Lễ hội Hàm Nghi – Sơn Phòng tổ chức rước sắc phong vua Hàm Nghi ban tặng được tổ chức ở ba ngôi đền là đền thờ Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm (còn gọi là đền Trầm Lâm), đền thờ vua Hàm Nghi và đền Công Đồng.

Hàng nghìn người rước bảo vật vua Hàm Nghi ban tặng ảnh 3

Năm nay, chính quyền địa phương và người dân cùng rước báu vật của vua Hàm Nghi ban, từ nhà ông Trần Văn Nhung - nguyên cố đạo chủ năm Nhâm Dần 2022 (người trông coi bảo vật vua ban, ở thôn Hòa Nhượng, xã Phú Gia) đến nhà ông Phan Hùng Vỹ - tân cố đạo chủ năm Quý Mão 2023 (thôn Phú Hồ, xã Phú Gia).

Hàng nghìn người rước bảo vật vua Hàm Nghi ban tặng ảnh 4

Trước khi rước bảo vật, buổi lễ được thực hiện từ việc bàn giao báu vật của vua Hàm Nghi ban (gồm: Voi bằng vàng, nghê bằng đồng, các thanh bảo kiếm, lục lạc bằng đồng đen, 48 đạo sắc phong do các triều vua ban tặng) cho gia đình tân cố đạo chủ Phan Hùng Vỹ.

Hàng nghìn người rước bảo vật vua Hàm Nghi ban tặng ảnh 5

Việc bàn giao bảo vật này được chính quyền địa phương và người dân đứng kiểm tra và giám sát.

Hàng nghìn người rước bảo vật vua Hàm Nghi ban tặng ảnh 6

Được biết, những người được chọn làm cố đạo chủ, trông coi báu vật vua Hàm Nghi phải song thọ cả ông, bà và có đạo đức, am hiểu tế tự. Đặc biệt phải được thần linh “ủy thác”, dân làng tín nhiệm.

Hàng nghìn người rước bảo vật vua Hàm Nghi ban tặng ảnh 7

Sau khi bàn giao báu vật, những thanh niên trai tráng trong làng sẽ được chọn để cùng tham gia khiêng kiệu.

Hàng nghìn người rước bảo vật vua Hàm Nghi ban tặng ảnh 8

Đoàn tham gia rước sẽ có 3 kiệu, mỗi kiệu có 8 người khiêng, người đánh trống và cầm cờ hội.

Hàng nghìn người rước bảo vật vua Hàm Nghi ban tặng ảnh 9

Trong 3 kiệu thì đi đầu rước ảnh vua Hàm Nghi, kiệu kế tiếp rước sắc Đức Đại Vương, kiệu cuối cùng rước Đức thánh mẫu và Mã Hồng Công chúa

Hàng nghìn người rước bảo vật vua Hàm Nghi ban tặng ảnh 10

Những bảo vật được đặt trong tráp, người dân thay nhau bảo vệ hơn một thế kỷ qua.

Hàng nghìn người rước bảo vật vua Hàm Nghi ban tặng ảnh 11
Hàng nghìn người rước bảo vật vua Hàm Nghi ban tặng ảnh 12

Hàng nghìn người dân tham gia lễ hội rước báu vật vua ban.

Hàng nghìn người rước bảo vật vua Hàm Nghi ban tặng ảnh 13

Người dân quan niệm, năm nào cố đạo chủ canh giữ, bảo vệ tốt báu vật vua ban thì năm đó dân chúng làm ăn thuận hòa, ấm no và gặp nhiều điều may mắn, sức khỏe, bình an.

Hàng nghìn người rước bảo vật vua Hàm Nghi ban tặng ảnh 14

Ông Nguyễn Văn Nhân - Chủ tịch UBND xã Phú Gia, cho biết: "Lễ hội rước bảo vật vua Hàm Nghi được tổ chức hai năm một lần. Những bảo vật này đối với người dân nơi đây là vô giá trị. Do đó, người dân xã Phú Gia coi những báu vật này như là linh hồn của làng nên thay nhau gìn giữ, bảo vệ hơn 100 năm qua".

Tương truyền, những năm 1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, tướng Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lúc đó 14 tuổi đi ra vùng núi phía Bắc lánh nạn. Qua nhiều con đường đến xã Phú Gia (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), lập căn cứ địa Sơn Phòng, vua ban Chiếu Cần Vương lần 2 chống Pháp.

Tại đây, trong khoảng thời gian hơn 3 tháng đóng quân, vào đêm 20/9/1885, một vị thần linh báo mộng nhà vua không nên ở lại nơi này quá lâu, bởi nguy hiểm cận kề. Vua Hàm Nghi cám ơn dân làng rồi rút vào vùng núi Quảng Bình củng cố lực lượng đánh giặc.

Vua Hàm Nghi bàn với tướng lĩnh chuẩn bị sắc phong và lễ vật, ban cho đền Trầm Lâm danh hiệu "Thượng thượng đẳng tối linh thần". Ngoài ra, nhà vua tặng bảo vật quý là voi vàng nguyên khối (một con nặng 2,7 lượng, con còn lại 1,7 lượng), 48 đạo sắc phong, 8 bộ áo mũ triều thần, cờ lộng, hai thanh kiếm lưỡi sắt có cán sơn son thiếp vàng, một con nghê đồng, một tấm áo bào, 20 chiếc quạt kiếm thần để cám ơn làng Phú Gia vì đã có công chống giặc.

Tin liên quan