Hàng loạt vi phạm môi trường của thủy điện

Hàng loạt vi phạm môi trường của thủy điện
TP - Kết quả thanh tra chuyên đề của Bộ Tài nguyên và Môi trường với 76 dự án thủy điện vừa và nhỏ trên 16 tỉnh, thành phố cho thấy tất cả các công trình thủy điện vừa và nhỏ đều vi phạm môi trường.

> Tích cực khắc phục sự số sạt lở đèo An Khê
> Phú Yên: Thủy điện xả lũ lớn uy hiếp hạ du

Sau mỗi đợt xả lũ thủy điện, bờ sông Quảng Huế (qua H.Đại Lộc) lại sạt lở kinh hoàng - Ảnh: Hoàng Sơn (Thanh Niên)
Sau mỗi đợt xả lũ thủy điện, bờ sông Quảng Huế (qua H.Đại Lộc) lại sạt lở kinh hoàng - Ảnh: Hoàng Sơn (Thanh Niên).

100% thủy điện vi phạm dòng chảy tối thiểu

Câu chuyện thủy điện Đắc Mi 4 chuyển nước từ sông Vu Gia sang Thu Bồn ảnh hưởng đến hàng chục ngàn hecta đất sản xuất nông nghiệp và đời sống của 1,7 triệu dân hay thủy điện thượng Kon Tum chuyển nước từ lưu vực sông Sê San sang sông Trà Khúc, gây thiếu nước trầm trọng cho vùng hạ du, được nhắc lại trong cuộc họp báo kết quả thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây.

Phần lớn thủy điện nhỏ không bố trí phương án công trình để chủ động xả nước về hạ du, không đảm bảo xả nước khi cần thiết.

Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tranh chấp nguồn nước gay gắt về mùa khô.

Trong khi đó, về mùa lũ, 98,6% các hồ thủy điện vừa và nhỏ ở vùng núi cao xây dựng đập dâng, xả tràn tự do, không có khả năng điều tiết nước về mùa lũ.

Phó Cục trưởng Cục Tài nguyên nước Lê Hữu Thuần cho biết, tranh chấp nguồn nước thời gian qua rất nóng, chủ yếu liên quan đến thủy điện.

Trong số 76 dự án thủy điện vừa và nhỏ được thanh tra có 33 dự án đang phát điện, 43 dự án đang triển khai xây dựng. Trong đó, cả 33 dự án đang phát điện (100%) chưa đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu hoặc duy trì dòng chảy tối thiểu nhưng chưa đạt theo quy định.

Trong khi đó phần lớn thủy điện nhỏ lại không bố trí phương án công trình để chủ động xả nước về hạ du, có thủy điện bố trí nhưng mang tính hình thức, đối phó, không đảm bảo xả nước khi cần thiết. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tranh chấp nguồn nước gay gắt về mùa khô.

Trong khi đó, về mùa lũ, 98,6% các hồ thủy điện vừa và nhỏ được xây dựng ở vùng núi cao xây dựng đập dâng, xả tràn tự do, không có khả năng điều tiết nước về mùa lũ. 60% dự án chưa có giấy phép khai thác mặt nước.

Ngoài ra, việc thủy điện chuyển đổi dòng nước làm tăng thêm nguy cơ cạn kiệt và suy giảm nguồn nước vùng hạ lưu các dòng sông. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và giảm lượng nước hồ chứa các nhà máy thủy điện hạ lưu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng hạ du.

Thủy điện chiếm quá nhiều đất rừng

Đợt thanh tra vừa qua chỉ ra vấn đề đáng lo ngại, hầu hết các thủy điện vừa và nhỏ đang thiếu các biện pháp phòng ngừa sự cố. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các công trình chưa đầy đủ các sự cố về môi trường, cửa xả bùn. Giải pháp phòng ngừa khi xảy ra các sự cố vỡ đập do động đất, tai biến địa chất chưa có. Các giải pháp phòng ngừa biến đổi khí hậu cũng chưa được đề cập trong khi Việt Nam được dự báo là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh nhất của biến đổi khí hậu.

Diện tích rừng bị mất do chuyển đổi mục đích xây dựng các công trình thủy điện ở Việt Nam là rất lớn. Trong số 109.569 ha diện tích đất dùng để xây dựng thủy điện có tới 32.373 ha rừng. Diện tích chiếm đất để thực hiện dự án thủy điện trung bình 10-20ha/MW. Tuy nhiên, các địa phương chưa quy định các giải pháp để yêu cầu chủ dự án thủy điện tham gia trồng mới rừng bù lại diện tích rừng đã chuyển sang mục đích làm thủy điện.

Từ kết quả thanh tra, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố phải căn cứ quy hoạch ba loại rừng được rà soát theo Chỉ thị 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để có giải pháp trồng mới rừng. Bộ cũng kiến nghị phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo dõi diễn biến các dòng chảy, nhất là các dòng chảy sau đập bị ảnh hưởng để đảm bảo nhu cầu nước cho nhân dân.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG