Hẩm hiu nhà ở xã hội

Hẩm hiu nhà ở xã hội
TP - Tại Đồng Nai có khoảng 45 ngàn hộ gia đình thuộc đối tượng thu nhập thấp có nhu cầu về nhà ở xã hội và hàng trăm ngàn công nhân đang phải sống ở các khu nhà trọ. Thế nhưng dự án nhà ở xã hội (NƠXH) đầu tiên ở tỉnh đang phải “trùm mền” vì thiếu vốn. Chưa kể, hàng trăm dự án nhà ở thương mại khác cũng ế ẩm.

> Hơn 25.000 căn hộ xin chuyển thành nhà xã hội
> Tám đối tượng được thuê nhà ở xã hội

Dự án NƠXH đầu tiên của Đồng Nai trùm mền từ hơn một năm nay vì thiếu vốn
Dự án NƠXH đầu tiên của Đồng Nai trùm mền từ hơn một năm nay vì thiếu vốn.

Tháng 10/2009, dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp ở phường Tam Hòa, TPBiên Hòa do Công ty CP đầu tư phát triển Sơn An làm chủ đầu tư được khởi công xây dựng với thiết kế 22 tầng, 408 căn hộ, giải quyết chỗ ở cho trên 2 ngàn người.

Dự kiến trong năm 2013 dự án sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, sau hơn một năm thi công được tầng hầm và hai tầng trên thì công trình tạm ngưng xây dựng vì thiếu vốn. Đáng nói đây là dự án NƠXH đầu tiên tại Đồng Nai nên người dân rất quan tâm.

Ngay từ khi khởi công dự án, chỉ trong một thời gian ngắn đã có trên 500 hồ sơ đăng ký mua nhà. Giá một căn hộ 70m2 ở thời điểm đó dự tính là 560 triệu đồng. Người mua khi làm thủ tục ký hợp đồng chỉ phải trả trước 30% (khoảng 170 triệu đồng), phần còn lại nộp theo định kỳ.

Thế nhưng, không ít công nhân viên chức, người lao động chỉ đủ khả năng thanh toán 30% giá trị hợp đồng mua nhà, số còn nợ lại (70%) dự kiến sẽ vay vốn ngân hàng và phải trả trong 10 năm trở lên.

Song, quy định đối với hoạt động tín dụng đối với NƠXH không được coi như tài sản thế chấp để đảm bảo tiền vay. Chính vì vậy, rất nhiều người dù đã được xét mua nhà nhưng cuối cùng hủy hợp đồng vì nhà không được thế chấp.

Về phía chủ đầu tư là Công ty Sơn An lý do chậm tiến độ họ đưa ra là vẫn không thể tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Nguyên nhân là giấy chứng nhận quyền sử dụng NƠXH không được các ngân hàng chấp nhận như một tài sản đảm bảo tiền vay.

Cuối cùng, Công ty Sơn An buộc lòng phải vay vốn của ngân hàng thương mại với lãi suất cao, nhưng cũng cầm cự xây được tầng hầm và 2 tầng trên thì phải dừng xây dựng.

Chuyển nhà thương mại

Trong khi dự án nhà ở xã hội đầu tiên ở tỉnh Đồng Nai lâm vào cảnh dở sống dở chết thì các dự án nhà ở thương mại ở tỉnh này ai cũng rơi vào tình cảnh “chết lâm sàng”.

Tại TP Biên Hòa, nhiều block chung cư cao tầng xây xong từ khá lâu nhưng hiện tại vẫn còn vắng vẻ. Ở huyện Nhơn Trạch, nhiều dự án xây dựng biệt thự, nhà liên kề đã hoàn tất từ lâu song đang lâm vào cảnh đìu hiu với những khu nhà biệt thự xây dang dở đang bỏ hoang tàn. Những căn nhà hoàn thiện cũng bỏ không cho cỏ dại leo bò.

Khu dân cư Khu đô thị mới Long Thọ - Phước An do Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam triển khai thực hiện từ năm 2005 với nhiều dãy nhà phố, biệt thự nhưng đến nay vẫn vắng bóng người ở. Trong khi đó, số hộ đang ở nhà thuê trên toàn tỉnh là rất lớn.

Theo thống kê của Sở Xây dựng Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 45 ngàn hộ ở đô thị thuộc thành phần thu nhập thấp đang cần nhà ở ổn định. Chưa kể lực lượng công nhân lao động từ các địa phương khác đến làm việc tại những khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở Đồng Nai nhiều năm qua vẫn phải sống trong những phòng trọ chật hẹp.

Đề nghị Bộ Tài chính ứng vốn mua nhà

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đồng Nai cho biết, hiện bất động sản ở Đồng Nai đang tồn đọng trên 2,8 ngàn tỷ đồng.

Tỉnh đang đề nghị Bộ Tài chính ứng vốn mua 7 dự án hiện hữu dùng để chuyển đổi sang nhà ở xã hội, tái định cư trên địa bàn với tổng vốn khoảng 500 tỷ đồng, đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành tính toán chuyển nguồn vốn ngân sách dự kiến thực hiện tái định cư để mua lại nhà ở thương mại làm nhà tái định cư hoặc nhà ở xã hội.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.