Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn:

Hải Phòng cần tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng sau sắp xếp đơn vị hành chính

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị thành phố Hải Phòng tổ chức thực hiện Nghị quyết 169 và 1232 đồng bộ, hiệu quả, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền đô thị đảm bảo tính ổn định, thống nhất, không gây gián đoạn hoạt động quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ công; tập trung nguồn lực nâng cấp, phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo sức hút các nhà đầu tư, nâng cao chất lượng sống người dân. 

Thành lập thành phố Thủy Nguyên từ 1/1/2025

Chiều 18/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và đoàn công tác dự Hội nghị công bố Nghị quyết 169 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP. Hải Phòng và Nghị quyết 1232 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã TP. Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Nghị quyết 169 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 ngày 30/11/2024 về tổ chức chính quyền đô thị Hải Phòng nhằm thể chế hóa chủ trương, mục tiêu xây dựng chính quyền đô thị với bộ máy tinh gọn, hiệu quả, hiệu lực, phát huy tiềm năng, lợi thế và phù hợp với thực tiễn.

Định hướng phát triển của Hải Phòng theo Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo Nghị quyết 169, chính quyền địa phương ở TP. Hải Phòng, TP. Thủy Nguyên, huyện, xã, thị trấn tại thành phố là cấp chính quyền địa phương gồm: HĐND và UBND. Chính quyền địa phương ở các quận, phường tại thành phố là UBND quận, phường. Nghị quyết 169 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025; việc tổ chức chính quyền đô thị tại Hải Phòng theo mô hình quy định tại Nghị quyết 169 được thực hiện từ 1/7/2026.

Hải Phòng cần tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng sau sắp xếp đơn vị hành chính ảnh 1

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị cho lãnh đạo TP. Hải Phòng.

Nghị quyết 1232 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sắp xếp quận Hải An, huyện Thủy Nguyên và các đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Thành lập thành phố Thủy Nguyên và các phường trực thuộc. Sau khi sắp xếp, TP. Thủy Nguyên có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 phường và 4 xã.

Sắp xếp huyện An Dương, quận Hồng Bàng và các đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Thành lập quận An Dương và các phường trực thuộc. Sau sắp xếp, quận An Dương có 10 phường, quận Hồng Bàng có 10 phường.

Nghị quyết 1232 cũng sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP. Hải Phòng. Theo đó, huyện Tiên Lãng có 18 xã và thị trấn, huyện Vĩnh Bảo có 19 xã và 1 thị trấn, huyện Kiến Thụy có 16 xã và 1 thị trấn; quận Ngô Quyền có 8 phường, quận Lê Chân và Kiến An mỗi quận có 7 phường.

Sau khi sắp xếp, Hải Phòng có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 8 quận, 6 huyện và 1 thành phố; 167 đơn vị hành chính cấp xã gồm 79 phường, 7 thị trấn và 81 xã.

Tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng sau sắp xếp

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị thành phố Hải Phòng tập trung một số nhiệm vụ để triển khai hiệu quả Nghị quyết 169 và Nghị quyết 1232.

Trọng tâm là tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền đô thị đảm bảo tính ổn định, thống nhất, không gây gián đoạn trong hoạt động quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ công. Nhanh chóng kiện toàn hệ thống chính quyền các cấp sau sắp xếp, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới.

Hải Phòng cần tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng sau sắp xếp đơn vị hành chính ảnh 2

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị TP. Hải Phòng tập trung các nhiệm vụ thực hiện hiệu quả các nghị quyết.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nhất là liên quan đến thay đổi giấy tờ, hồ sơ của người dân và doanh nghiệp sau sắp xếp. Giải quyết thấu đáo các vướng mắc, kiến nghị phát sinh. Bảo đảm quyền lợi chính đáng của cán bộ, công chức, người lao động nhất là những người chịu tác động từ việc tinh giản biên chế hoặc sắp xếp lại vị trí việc làm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, quan trọng nhất là sắp xếp lại đơn vị hành chính phải đạt kinh tế - xã hội của địa phương phát triển hơn, doanh nghiệp được phục vụ thuận lợi hơn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được tốt hơn; các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, trao quyền và phát huy hiệu quả.

Hải Phòng cần phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền thành phố trong các lĩnh vực, như: Quản lý đô thị, quy hoạch, đầu tư, tài chính, bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm; xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với quy mô, đặc thù của các đơn vị hành chính sau sắp xếp.

Tập trung nguồn lực vào phát triển, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tạo sức hút các nhà đầu tư và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới mục tiêu trở thành đô thị thông minh, hiện đại.

Tại hội nghị, ông Lê Tiến Châu – Bí thư Thành ủy Hải Phòng, khẳng định, việc triển khai thực hiện đồng thời hai nghị quyết nêu trên là bước đột phá trong nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, năng lực quản trị, điều hành của chính quyền thành phố Hải Phòng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong giai đoạn tới, khắc phục được những khó khăn, vướng mắc của tổ chức chính quyền thành phố hiện nay.

Hải Phòng cần tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng sau sắp xếp đơn vị hành chính ảnh 3

Ông Lê Tiến Châu - Bí thư Thành ủy Hải Phòng.

Đồng thời, góp phần tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước; mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương của Thành phố; giữ vững quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Bí thư Thành ủy Hải Phòng nhấn mạnh, đây chính là cơ hội, tiền đề để thành phố Hải Phòng phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, tự tin bứt phá như mong muốn của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Biến Hải Phòng thành Singapore thứ hai”.

MỚI - NÓNG
Lào Cai và Yên Bái lập Ban Chỉ đạo sáp nhập tỉnh
Lào Cai và Yên Bái lập Ban Chỉ đạo sáp nhập tỉnh
TPO - Chiều 9/4, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai làm việc với Tỉnh ủy Yên Bái nhằm đánh giá quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, đồng thời trao đổi phương án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh theo chỉ đạo của Trung ương.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm gửi thư tới Hội thảo về chuẩn mực đạo đức cách mạng của lực lượng CAND

Tổng Bí thư Tô Lâm gửi thư tới Hội thảo về chuẩn mực đạo đức cách mạng của lực lượng CAND

TPO - Chiều 9/4, tại Hà Nội, Đảng uỷ Công an Trung ương phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Tạp chí Cộng sản và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: "Thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong giai đoạn mới".
Phó Thủ tướng: Đề cao 'văn hoá thực thi' các cam kết, thoả thuận, dự án hợp tác quốc tế

Phó Thủ tướng: Đề cao 'văn hoá thực thi' các cam kết, thoả thuận, dự án hợp tác quốc tế

TPO - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải đề cao "văn hoá thực thi" các cam kết, thoả thuận, dự án hợp tác, nhất là các dự án trọng tâm, mang tính biểu tượng, các dự án góp phần tạo xung lực mới cho quan hệ với các đối tác, thúc đẩy mở rộng, đa dạng hoá thị trường trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến mới, khó lường.
Bộ trưởng Công an: Thấm nhuần phương châm gần dân, trọng dân, có trách nhiệm với Nhân dân

Bộ trưởng Công an: Thấm nhuần phương châm gần dân, trọng dân, có trách nhiệm với Nhân dân

TPO - Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nhấn mạnh, ở bất kỳ nơi đâu và vào bất kỳ thời điểm nào, khi mỗi đơn vị, mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân (CAND) rèn luyện và thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực đạo đức cách mạng, thì tại đó, tình hình an ninh, trật tự được giữ vững, lực lượng Công an được nhân dân tin yêu, cấp uỷ và chính quyền tin tưởng, tín nhiệm.
Sáp nhập đơn vị hành chính: 'Tránh đồng phục hóa mô hình tổ chức chính quyền địa phương'

Sáp nhập đơn vị hành chính: 'Tránh đồng phục hóa mô hình tổ chức chính quyền địa phương'

TPO - Tại toạ đàm về mô hình chính quyền địa phương hai cấp, GS.TS Nguyễn Quốc Sửu, Phó Giám đốc Học viện Hành chính và Quản trị công, lưu ý, một trong những yếu tố quan trọng trong phân quyền thực chất là tránh đồng phục hóa mô hình tổ chức chính quyền địa phương, thay vào đó cần tiến tới phân loại địa phương theo chức năng và điều kiện thực tế.