Hai cốc sữa bò mỗi ngày là tốt nhất cho sức khỏe trẻ em

Hai cốc sữa bò mỗi ngày là tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
TPO - Một trong những câu hỏi mà các bậc cha mẹ hay hỏi bác sĩ nhất đó là “Tôi nên cho con uống bao nhiêu sữa?”. Và một nghiên cứu mới đây đã đưa ra câu trả lời là 2 cốc sữa mỗi ngày.

Tiến sĩ Jonathon Maguire, bác sĩ nhi khoa của Bệnh viện St. Michael và đồng nghiệp đã xem xét lượng sữa bò tác động tới dự trữ sắt và vitamin D của cơ thể (đây là hai trong số những chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong sữa) ở hơn 1.300 đứa trẻ 2-5 tuổi.

Họ thấy rằng những đứa trẻ uống nhiều sữa hơn có dự trữ vitamin D cao hơn nhưng dự trữ sắt thấp hơn.

Theo tiến sĩ Maguire, uống 2 cốc sữa mỗi ngày là đủ để duy trì nồng độ vitamin D thích hợp ở phần lớn trẻ em và cũng duy trì dự trữ sắt. Nếu uống thêm sữa, sẽ giảm dự trữ sắt mà không có thêm lợi ích nào đối với vitamin D.

Hai cốc sữa bò mỗi ngày là tốt nhất cho sức khỏe trẻ em ảnh 1

Các tác giả đã xem xét những đứa trẻ khỏe mạnh đến khám bác sĩ theo định kỳ trong thời gian 2008-2010. Cha mẹ trẻ được đề nghị điền vào bảng hỏi về thói quen uống sữa của trẻ và các yếu tố khác có thể tác động đến dự trữ sắt và vitamin D. Trẻ cũng được lấy máu để xác định dự trữ sắt và vitamin D của cơ thể.

Kết quả là những trẻ có da sẫm màu có thể không đủ dự trữ sắt trong những tháng mùa đông. Thay vì bổ sung sữa để tăng nồng độ vitamin D, dùng chế phẩm bổ sung vitamin D vào mùa đông là một cách thích hợp hơn để tăng dự trữ vitamin D trong khi vẫn bảo tồn dự trữ sắt.

Thiếu vitamin D ở trẻ có liên quan với những vấn đề về sức khỏe xương và thiếu hụt sắt liên quan đến thiếu máu và chậm phát triển nhận thức.

Hội Nhi khoa Canada khuyến nghị không nên bắt đầu cho trẻ uống sữa bò trước 1 tuổi.

Kết quả nghiên cứu được đăng trực tuyến trên tạp chí Pediatrics.

T. Mai
Theo ANI

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.