Có 5 kết quả :

CTV Lê Văn Chương (áo trắng) trong một chuyến tác nghiệp trên biển. Ảnh: Văn Chương

Ngủ chung với... gà để ra Hoàng Sa

TP - “Anh ngủ chỗ nào?”. “À, ngủ ngay chỗ 2 con gà”. Câu trả lời nửa vời của tôi khiến mấy đồng nghiệp tròn xoe mắt và chờ thêm 2-3 từ cuối cùng. Tôi nín thinh và họ tiếp tục hỏi, chứ gà là gà gì? Câu chuyện này cũng là dịp chia sẻ kinh nghiệm tác nghiệp trên biển.
Loại dây để neo tàu trên bãi cạn, trụ bám đảo Hoàng Sa ảnh: Văn Chương

Nơi hải chiến Hoàng Sa, bây giờ: ​Neo tàu, bám đảo

TP - Ðể đi vào vòng Nguyệt Thiềm đánh bắt cá phải là những ngư dân dày dạn kinh nghiệm, không quá sợ tàu tuần tra Trung Quốc. Tôi xin chia sẻ phương pháp neo tàu bám đảo gần vòng Nguyệt Thiềm với hy vọng, thêm nhiều tàu cá sẽ quay trở lại vùng từng diễn ra trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974.
Ông Lê Ðình Rê (trái) chia sẻ những tư liệu quý với Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa Võ Ngọc Ðồng. Ảnh: Nguyễn Thành

Tri ân những nhân chứng Hoàng Sa

TP - Ngày 19/1, lãnh đạo UBND huyện Hoàng Sa (TP Ðà Nẵng) đến thăm gia đình các nhân chứng từng sống, làm việc, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Theo năm tháng, người mất, người còn nhưng những ký ức về Hoàng Sa thân yêu, những ngày tháng bi hùng vẫn được truyền lại cho muôn thế hệ sau.
Nơi hải chiến Hoàng sa, bây giờ…: Sống tại Nguyệt Thiềm

Nơi hải chiến Hoàng sa, bây giờ…: Sống tại Nguyệt Thiềm

TP - Sau khi Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa (19/1/1974) thì vòng Nguyệt Thiềm thành vùng trắng? Không phải vậy. Từ trước năm 2000, tàu cá của ngư dân cứ mở biển là vào thẳng vòng Nguyệt Thiềm để neo trú, nấu ăn, mưu sinh cho đến hết phiên biển. Khi trời bão, ngư dân chạy lên các đảo nhỏ và trú bão chung với ngư dân Trung Quốc.
Ngư dân Nguyễn Đình Sang (áo đỏ) đang sắp mâm cúng trước giờ tàu chạy vào vòng Nguyệt Thiềm. Ảnh: Văn Chương

Nơi hải chiến Hoàng Sa, bây giờ: Vào Nguyệt Thiềm

TP - Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa. Những tử sĩ Việt Nam Cộng hòa thời đó đã không giữ được Hoàng Sa, giờ họ vẫn được các ngư dân hương khói. Nơi từng diễn ra trận hải chiến Hoàng Sa giờ luôn có mặt những ngư dân Việt, những cột mốc sống can trường bám biển.