Hà Nội nới lỏng các biện pháp phòng chống COVID-19 thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, đại diện lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tuỳ tình hình diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố sẽ có quyết định cụ thể việc nới lỏng các biện pháp phòng, chống đang được áp dụng hiện nay.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 ngày 10/6, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu kiểm soát tốt tình hình để chuẩn bị lộ trình có thể nới lỏng một số hoạt động, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng của dịch liên quan đến đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong sáng 14/6, Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, tình hình dịch bệnh ở Hà Nội cơ bản được kiểm soát. Thành phố vừa phát hiện ca bệnh ở bệnh viện Đức Giang, tuy nhiên, các trường hợp F1 đều có kết quả xét nghiệm âm tính.

"Hiện nay quan ngại nhất là các trường hợp đi từ TP HCM về mà không khai báo thì sẽ khó kiểm soát. Nhưng nếu họ chủ động khai báo, khi có dấu hiệu nghi ngờ sẽ lấy mẫu thì kiểm soát được. Đến nay, ngoài một trường hợp ở Hà Đông thì cũng chưa có trường hợp nào", ông Tuấn nói đồng thời cho rằng, quan trọng nhất là việc khai báo nếu có yếu tố liên quan đến dịch bệnh để chủ động kiểm soát.

Về tiến trình nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch, ông Tuấn cho biết, đứng ở góc độ chuyên môn thì CDC Hà Nội đề xuất, tuy nhiên, Ban chỉ đạo thành phố cũng sẽ cân nhắc.

"Từ trước đến nay chưa làm theo hướng là nới lỏng theo khu vực,nhưng tới đây có thể đề xuất theo hướng đó, ví dụ khu vực quận, huyện nào không có bệnh nhân, không có phong toả thì không có nguy cơ. 13 huyện có điểm phong toả nhưng hiện nay đã hết thời gian phong toả, đánh giá không có nguy cơ thì cũng mở rộng tiếp. Hiện nay chỉ còn 9 quận, huyện còn điểm phong toả thôi. Cũng có thể nới theo khu vực, nhưng việc này thuộc thẩm quyền của Ban chỉ đạo thành phố", ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, ông Tuấn cũng phân tích, vẫn lo ngại trường hợp ví dụ nới lỏng ở Ba Vì, nhưng người ở Sơn Tây chưa được nới lỏng lại đi sang thì cũng có thể phát sinh các nguy cơ.

Về các loại hình kinh doanh, theo quan điểm của ông Tuấn, nếu được nới lỏng, có thể các loại hình kinh doanh ăn uống sẽ được ưu tiên, còn một số loại hình như karaoke, vũ trường, quán bar... có lẽ sẽ vẫn phải tạm dừng hoạt động. Các hoạt động thể dục thể thao buổi sáng, buổi chiều có thể hoạt động được...

Trước đó, từ 12h ngày 25/5, thành phố yêu cầu tất cả các cửa hàng dịch vụ ăn, uống tạm dừng bán hàng tại chỗ, chỉ bán hàng mang về. Các cửa hàng cắt tóc, gội đầu cũng tạm dừng hoạt động; dừng triệt để hoạt động thể dục thể thao đông người ở công viên, vườn hoa…Các sân golf, các sân tập golf cũng bị yêu cầu dừng hoạt động từ 12h ngày 13/5. Trước đó, thành phố Hà Nội đã tạm dừng hoạt động các nhà hàng bia, quán bia, bia hơi, giải toả các chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để phòng chống nguy cơ lây lan dịch COVID-19. Thành phố cũng dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, karaoke, quán bar, vũ trường, game, Internet; các rạp, trung tâm chiếu phim; các cơ sở dịch vụ spa, massage, xông hơi, phòng tập gym; các hoạt động tập thể dục, thể thao, các sự kiện tập trung đông người tại khu vực công cộng, vườn hoa, công viên cho đến khi có chỉ đạo mới của Ban Chỉ đạo thành phố. Thực hiện việc hiếu, hỷ văn minh, hạn chế tối đa tập trung đông người và đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.