Hà Nội lý giải 5 đô thị vệ tinh 'nằm chờ' vì... thiếu nguồn lực

Theo Quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Hà Nội có 5 đô thị vệ tinh gồm: Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố cho đến nay, các khu đô thị này vẫn trong tình trạng "bất động".
Theo Quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Hà Nội có 5 đô thị vệ tinh gồm: Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố cho đến nay, các khu đô thị này vẫn trong tình trạng "bất động".
TPO - UBND TP Hà Nội cho rằng, do nhiều yếu tố, nguyên nhân chủ quan, khách quan đặc biệt là thiếu nguồn lực phát triển nên việc đầu tư xây dựng các đô thị vệ tinh nhằm giãn dân ra khỏi khu vực nội đô còn nhiều hạn chế.

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri về hiệu quả các khu đô thị vệ tinh để đảm bảo việc giãn dân cư ra khỏi khu vực nội đô.

Về vấn đề này, UBND TP Hà Nội cho biết, theo Quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Hà Nội có 5 đô thị vệ tinh là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn. Các đô thị vệ tinh được định hướng phát triển hoàn chỉnh đồng bộ từ hạ tầng kỹ thuật đến hạ tầng xã hội một cách độc lập và hỗ trợ, giảm tải một số chức năng cho đô thị trung tâm như: Công nghiệp, công nghệ cao, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, đầu mối hạ tầng kỹ thuật diện rộng...

Các đô thị vệ tinh cách trung tâm thành phố khoảng 25-30km. Đây là khoảng cách tối ưu vừa đảm bảo tính độc lập tương đối của các đô thị vệ tinh, vừa đáp ứng các hoạt động hỗ trợ đối với đô thị trung tâm trên cơ sở các phương tiện giao thông tốc độ cao (đường sắt đô thị, xe buýt tốc độ cao).

Tuy nhiên, UBND TP cho rằng, do nhiều yếu tố, nguyên nhân chủ quan, khách quan đặc biệt là thiếu nguồn lực phát triển (quy hoạch xây dựng; đầu tư xây dựng hạ tầng khung đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh; khả năng tạo công ăn việc làm; di chuyển các bộ, ngành, cơ sở giáo dục, đào tạo, y tế... tạo sức hút dân cư) nên việc đầu tư xây dựng, phát triển các đô thị vệ tinh nhằm giãn dân ra khỏi khu vực nội đô còn nhiều hạn chế.

"Hiện nay, UBND TP đã phê duyệt 4/5 đồ án quy hoạch chung đô thị vệ tinh: Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn với tổng diện tích khoảng 20.388,3ha. Triển khai cụ thể hóa các quy hoạch chung đô thị vệ tinh được phê duyệt, UBND TP đang chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cùng các nhà tài trợ triển khai lập các quy hoạch phân khu đô thị làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư, kêu gọi đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương", văn bản nêu rõ.

Cũng theo UBND TP, việc giãn dân cư ra khỏi khu vực nội đô tới các khu vực xung quanh (trong đó bao gồm các khu đô thị vệ tinh) là chính sách vĩ mô dựa trên tổng hợp đánh giá của nhiều ngành, nhiều chuyên gia và là trọng tâm của đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Luật Thủ đô.

Hiệu quả của việc phát triển các đô thị vệ tinh sẽ được các ngành đánh giá tổng thể sau khi các khu vực đô thị được đưa vào hoạt động, hoàn chỉnh.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.